muốn đưa các vị thánh tổ lên đài danh dự. Khi họ đề cao huyền thoại về thụ
thai trinh bạch (unbeflekte Empfangnis) của các vị thần thành lí thuyết thụ
thai, thì người ta cũng không kì vọng nhiều nhặn gì ở tính mông muội của
họ về các điều kiện duy trì nòi giống, giống như đối với thời kì xuất hiện
của các huyền thoại Ki-tô giáo ở các dân tộc cổ đại.
Một lí thuyết tâm lí học khác về cội nguồn của totem giáo đã được
một người Hà Lan là G. A. Wilken đưa ra. Lí thuyết này tạo ra một sự kết
hợp của totem giáo với sự chuyển di của linh hồn. Con vật mà linh hồn của
người chết thâm nhập qua theo tín ngưỡng phổ biến, đã trở thành họ hàng
cùng dòng máu, thành tổ tiên và được sùng bái với tư cách như vậy."
Nhưng niềm tin vào sự thâm nhập của con vật trong linh hồn cóthể đã sớm
được phái sinh ra từ totem giáo hơn là ngược lại.
Một lí thuyết khác về totem giáo có đại diện là các nhà dân tộc học
xuất sắc người Mỹ Fr. Boas, Hill-Tout v.v… Họ đi xuất phát từ quan sát các
bộ tộc Anh-điêng theo totem giáo và cho rằng vật tổ vốn là vị thần hộ mệnh
của tổ tiên và tổ tiên họ đã nhận được qua một giấc mơ và lưu truyền lại
cho thế hệ sau. Chúng ta đã từng nghe nói sự suy diễn của totem giáo do
thừa kế từ một cái cụ thể đã gây ra những khó khăn gì; về điều này thì các
quan sát ở Australia không giúp ích gì cho sự dẫn dắt vật tổ quay về với
thần hộ mệnh.
Phù hợp hơn cả với các lí thuyết tâm lí học mà Wundt đưa ra là hai
chân lí sau đây, thứ nhất, đối tượng vật tổ đầu tiên và được phổ biến lâu dài
rộng rãi nhất đều là một con vật, và thứ hai là, trong toàn bộ các con vật tổ
thì các con có sớm nhất lại được dung hợp với các con vật linh hồn. Những
con vật linh hồn như chim chóc, rắn rết, thằn lằn, chuột là phù hợp với việc
được thừa nhận là vật chở của linh hồn xa lìa thể xác, bởi chúng vận động
nhanh nhẹn, chúng bay trên trời, hoặc bởi một điều dị thường và một đặc
tính khác gây nên cảm xúc tàn bạo. Con vật tổ chính là vật tổ
(Abkommling) của các chuyển di của linh hồn mỏng mảnh sang loài vật.
Thế nghĩa là ở đây đối với Wundt thì totem giáo chuyển hoá một cách trực
tiếp sang tín ngưỡng linh hồn hay là vật linh luận (Animismus).