Atkinson tỏ ra trước tiên thừa nhận rằng những tương quan ấy của
bầy người nguyên thuỷ Darwin luận bắt buộc trên thực tế phải thực hiện
hôn nhân ngoại tộc đối với thanh niên. Mỗi một kẻ bị xua đuổi ấy có thể
lập ra một bầy tương tự trong đó bản thân cấm đoán tính giao cũng chính là
từ sự ghen tuông của thủ lĩnh, và với thời gian, xuất phát từ những bối cảnh
như trên, điều đó trở thành lệ mà ngày nay được ý thức thành luật pháp:
Không được quan hệ tình dục với người cùng họ. Sau khi xác lập Totem
giáo thì các lệ đó chuyển sang một hình thức khác: Không được quan hệ
tình dục với người cùng vật tổ.
A. Lang đồng ý với giả thuyết này về kết hôn ngoại tộc. Nhưng chín
trong bản thân cuốn sách đó ông lại đại diện cho một lí thuyêt khác (của
Durkheim) là lí thuyết cho kết hôn ngoại tộc là hình thức triệt để bắt nguồn
từ những luật lệ Totem. Hoàn toàn chẳng đơn giản chút nào khi muốn hợp
nhất hai quan điểm khác nhau lại làm một; trong trường hợp thứ nhất thì
kết hôn ngoại tộc đã có trước Totem giáo, trong trường kợp thứ hai thì nó là
hậu quả của cái kia (Totem giáo).
Kinh nghiệm phân tâm học đã rọi một tia sáng duy nhất vào khoảng
mịt mùng đó.
Mối tương quan giữa đứa trẻ với loài vật mang nhiều nhiều tương
đồng với tương quan giữa người nguyên thuỷ với loài vật.
Đứa trẻ chưa cho thấy một dấu tích nào của tính ngạo mạn là cái
dẫn dắt con người văn hoá trưởng thành đến chỗ đánh mất đi cái bản chất
của mình bằng một đường ranh giới rành rẽ với toàn bộ loài vật khác. Vô tư
mà nói phải công nhận tính tương đẳng hoàn toàn đối với loài vật; với một
sự thừa nhận thoải mái đối với các nhu cầu của đứa trẻ thì có cảm giác rõ
ràng rằng nó có họ hàng gần gũi loài vật hơn là với người lớn là cái xem
chừng huyền bí đối với nó.
Trong sự thừa nhận đặc biệt quan trọng đó về mối tương quan giữa
đứa trẻ và loài vật hiếm khi nảy sinh một cản trở nào. Đứa trẻ đột nhiên sợ
hãi một loài vật nào đó và cảnh giác trước sự động chạm hay ngó nhìn vào