NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 158

tôi chỉ có thể hỗ trợ cho nhận định của mình bằng những quan sát riêng lẻ.
Tôi nhắc đến một tác giả đã từng quan tâm đến bệnh tâm thần ở lứa tuổi trẻ
em với một sự thông hiểu cực kì, đó là M. Wulf (Odessa). Ông kể câu
chuyện liên quan đến ca bệnh của một một cậu bé chín tuổi, rằng cậu ta
ngay từ khi bốn tuổi đã có triệu chứng sợ chó. "Mỗi khi trên đường nhìn
thấy một con chó đi qua, cậu ta liền oà khóc và kêu lên: 'Chó ơi, đừng đến
gần tôi nhé, tôi sẽ ngoan’ (Ich will artig sein). 'Sẽ ngoan' có nghĩa là, cậu ta
nghĩ: 'Không thủ dâm nữa' (nguyên nghĩa: không chơi violon nữa)."

Tự tác giả sau đó đã tóm tắt như sau: "Tính sợ chó của cậu bé chính

là nỗi sợ cha được chuyển di sang loài chó, bởi vì lời nói đặc biệt của cậu
'Tôi sẽ ngoan' - nghĩa là không thủ dâm nữa masturbieren) – là nhằm vào
người cha là người đã cấm cậu thủ dâm." Trong một chú thích sau đó ông
đã bổ xung thêm một điều mà, theo kinh nghiệm của riêng tôi, còn ẩn chứa
và đồng thời minh chứng cho tính đúng đắn của những kinh nghiệm đó
rằng: "Các chứng sợ thú (sợ ngựa, chó, mèo, gà mái cũng như các vật nuôi
khác) tôi nghĩ rằng ít nhất đều phổ biến ở lứa tuổi ấu thơ tương tự như
pavor nocturnus và trong quá trình phân tích luôn cho phép bóc trần
(entpuppen) chúng như là một sự chuyển di của nỗi sợ cha hoặc mẹ sang
loài vật. Còn chứng sợ chuột hay chuột nhắt được quảng bá có cùng một cơ
chế hay không, thì tôi không muốn khẳng định."

Trong tập đầu tiên của niên giám các nghiên cứu phân tâm học và

tâm lí lâm sàng tôi đã thông báo "phân tích chứng sợ thú của một chú bé
năm tuổi" do chính người cha của bệnh nhân tí hon này cung cấp. Đó là nỗi
khiếp sợ trước loài ngựa mà mức độ cao nhất là cậu bé từ chối việc đi ra
đường. Cậu bé tỏ ra sợ hãi rằng con ngựa sẽ vào phòng cậu và cắn cậu.
Điều này chứng tỏ đó có thể chính là một sự trừng phạt đối với mong muốn
cho con ngựa đi tong (chết đi) của cậu ta. Sau khi người ta xua đuổi được
nỗi sợ cha cho cậu ta bằng cách những bảo đảm nhất định, thì diễn ra việc
cậu đấu tranh chống lại ước muốn mà nội dung là sự ra đi (du lịch, cái chết)
của cha mình. Cậu cảm nhận thấy cha mình hiện lên rõ mồn một với tư
cách một kẻ cạnh tranh mối hậu tình của người mẹ mà những ham muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.