những cơ hội hiếm hoi khi lễ hội người ta mới được thưởng thức chúng với
sự tham gia của cả chi họ. Việc giết thịt con vật cũng có nghĩa là dòng máu
thị tộc đã đổ và chuyện đó chỉ diễn ra một cách thận trọng và có an toàn
nhằm tránh sự tố cáo.
Sự thuần dưỡng gia súc và sự ra đời của việc lai giống bò chứng tỏ
thời đại Totem giáo thuần khiết và nghiêm cẩn đã chấm dứt trên khắp mọi
nơi. Thế nhưng những cái gì thiêng liêng còn sót lại trong tôn giáo "vũ bội
điền viên" ("pastorale” Religion) đối với gia súc thì vẫn còn rõ mồn một
khiến có thể nhận ra đặc trưng Totem nguyên thuỷ của bản thân nó. Ngay
cả cho đến những kỉ nguyên cổ điển sau này thì tập quán ở nhiều nơi vẫn
qui định đối với người làm tế phẩm là phải cấm kẻ tế phẩm đó chạy trốn,
như là để thoát khỏi sự trừng phạt. Ở Hy Lạp, nhìn chung vẫn còn ngự trị
một ý nghĩ cho rằng giết một con bò đực chính là một sự phạm tội. Trong lễ
hội Athen của người Buphonien, sau khi cúng tế xong thường tiến hành
một nghi thức trong đó tất cả mọi người tham dự đều bị bắt giữ. Sau cùng
người ta nhất trí với nhau qui tội sát sinh cho cái dao, sau đó nó bị quăng
xuống biển.
Bất chấp nỗi sợ là cái đã bảo đảm cuộc sống của con vật thiêng
liêng với tư cách một thành viên của dòng họ, trong trường hợp khẩn thiết,
từ ngày này sang tháng khác, một con vật như vậy vẫn bị giết trong không
khí tập thể hội hè và máu thịt của nó được chia cho mọi thành viên của bộ
tộc. Động cơ dẫn đến hành động như vậy đã thể hiện cái ý nghĩa sâu xa
nhất của hệ thống cúng tế. Chúng tôi nghe nói rằng trong các thời đại về
sau mỗi một cuộc ăn uống tập thể, việc dự phần vật chất như thế, cái được
nuốt vào cơ thể, đã tạo nên mối ràng buộc thiêng liêng giữa những thành
viên; trong các thời đại cổ xưa nhất thì ý nghĩa ấy chỉ có thể nảy sinh khi
dự phần hưởng vật chất từ tế phẩm thiêng liêng. Tính huyền bí thiêng liêng
của cái chết hiến tế tự biện hộ bằng cách chỉ có trên con đường ấy thì mối
liên hệ thiêng liêng mới có thể được tạo ra, đó là cái thống nhất các thành
viên với nhau và với vị thần của họ.