Sợi dây ràng buộc không có gì khác hơn chính là cuộc sống của con
vật hiến tế tồn tại trong máu thịt của nó và nó báo đến các thành viên thông
qua bữa tiệc cúng kia. Một hình dung như thế tiềm ẩn trong mọi liên minh
huyết thống mà thông qua nó con người còn có nghĩa vụ đối với nhau trong
suốt các thời đại về sau cái quan niệm hoàn toàn thực tiễn về cộng đồng
huyết thống với tư cách tính đồng nhất của vật chất cần được hiểu là nó
phải được đổi mới từ thời này sang thời khác thông qua quá trình vật lí của
bữa tiệc cúng.
Đến đây chúng tôi gác lại việc tiếp tục nói về các mạch tư tưởng
của Robertson Smith để tóm tắt lại một cách cô đọng nhất nội dung cốt lõi
của chúng: Vào lúc ý thức về sở hữu tư nhân xuất hiện thì sự cúng tế được
xem là một sự dâng hiến cho thần thánh, là sự chuyển từ sở hữu của con
người sang sở hữu của thần. Chỉ riêng ý nghĩa đó thôi chưa thể làm sáng tỏ
được mọi tính sở hữu của tập quán cúng bái. Trong những thời đại cổ xưa
nhất thì bản thân con vật hiến tế đã rất thiêng liêng, cơ thể của nó là bất khả
xâm phạm; Nó chỉ có thể bị lấy đi bởi sự tham dự và tội đồng loã của toàn
thể bộ tộc và sự hiện diện của thần, nhằm ban phát phần vật chất thiêng
liêng mà bằng việc thưởng thức vật chất ấy tất thảy thành viên của bộ tộc
đã củng cố được tính đồng nhất vật chất của họ với nhau và với thần thánh.
Cúng bái là một thánh lễ, tế vật chính là người đồng tộc. Trên thực tiễn đó
chính là con vật tổ cổ xưa, chính là chúa nguyên thuỷ mà bằng việc hành
quyết và ăn thịt nó các thành viên bộ tộc đã chấn hưng và củng cố lại tính
tương đồng của họ với Chúa.
Từ sự phân tích trên về hệ thống cúng tế rút ra kết luận rằng việc
hành quyết và ăn thịt vật tổ mang tính giai đoạn trong các thời đại trước khi
suy tôn những sự thiêng liêng trong đó thần và người đồng hình đồng tính
với nhau (anthropomorphe Gottheit), đã từng là một bộ phận quan trong
của tôn giáo Totem. Nghi lễ của bữa tiệc Totem, theo ông, chắc là chúng ta
có được trong khi miêu tả một sự cúng tế ở các thời đại muộn hơn. Người
Hà Lan Nilus kể lại một tập quán cúng tế của người Beduina ở vùng sa mạc
Sinai vào cuối thế kỉ 14. Tế vật là một con lạc đà, được cột chặt lên trên