lưu ý Crawley rằng cách giải thích đó chứa đựng những quan sát thực tế
riêng biệt ít ỏi tới mức nào.
E. B. Taylor cho rằng, hành động của chàng rể đối với mẹ vợ chắc
là một hình thức "không thừa nhận" (cutting, Nichtanerkenung) của phía
gia đình vợ. Người đàn ông chỉ là người ngoài cho tới khi đứa con đầu tiên
ra đời. Chỉ ngoại trừ bãi bỏ, thì lời giải thích này bị sụp đổ, bởi khó khăn ở
chỗ nó không làm sáng tỏ khuynh hướng của phong tục theo mối ràng buộc
giữa con rể và mẹ vợ, tức là bỏ qua yếu tố giới tính, và trong thời điểm giận
dữ nhất nó không tính đến sự phòng ngừa nào trong số đó được thể hiện ra.
Một phụ nữ Zulu khi được hỏi về lí do cấm đoán, đã trả lời đầy xúc
động: Thật là sai lầm khi để anh ta nhìn vào bầu vú mà vợ anh ta đã từng
bú.
Ai cũng biết rằng, quan hệ giữa con rể và mẹ vợ trong các dân tộc
văn minh cũng thuộc về các phương diện chông gai của tổ chức gia đình.
Tuy trong xã hội các dân tộc da trắng Âu - Mỹ không còn qui định phòng
ngừa cho cả hai bên, nhưng ắt hẳn người ta luôn luôn phải tránh những
xung khắc và chán ngán, khi chúng vẫn phải được xem như một tập quán
và không được mỗi cá nhân phục hồi. Đối với một số người Âu châu nào
đó thì việc các dân tộc bán khai loại trừ ngay từ khởi nguyên sự thẩm vấn
giữa hai con người sẽ trở nên có quan hệ họ hàng thân thiết thông qua các
qui định đề phòng được xem là một hành động của chân lí cao cả. Khó mà
nghi ngờ gì rằng trong trạng thái tâm lí của mẹ vợ và con rể chứa đựng cái
gì đó khuyến khích sự thù địch giũa họ với nhau và gây khó khăn cho cuộc
sống chung của họ. Việc các dân tộc văn minh hay lấy đề tài mẹ vợ làm đối
tượng (đả kích -nd) đã chỉ cho tôi hay rằng các liên hệ tình cảm giữa hai
người ngoài ra còn đem đến các thành tố đứng đối địch nhau,sâu sắc. Tôi
cho rằng đó thực sự là mối tương quan "nghịch lí" tạo ra từ những qui luật
mâu thuẫn nhau đầy quyến rũ và thù nghịch.
Một phần của các qui luật ấy tồn tại một cách hiển nhiên: Phía mẹ
vợ thì thiên về chối bỏ sở hữu đối với con gái, nỗi nghi ngờ đối với kẻ xa lạ