tượng có tính lây nhiễm và bởi vì dục vọng bị cấm đoán trong vô thức luôn
chuyển di sang một đối tượng khác. Sự hối lỗi về hành vi vượt rào cấm kị
bằng một sự từ bỏ chứng minh rằng cơ sở của sự phục tùng cấm kị là một
sự từ bỏ.
-3-
Chúng ta muốn biết xem so sánh của chúng ta về cấm kị với bệnh
tâm thần và quan điểm về cấm kị dựa trên sự so sánh đó có thể chiếm một
giá trị như thế nào. Một giá trị như thế hiển nhiên chỉ có được, khi quan
điểm của chúng ta có một ưu điểm, cái lẽ ra không thể nào có được, nếu
như nó lại tạo ra một nhận thức khác về cấm kị tốt hơn khả năng của chúng
ta. Chúng tôi có lẽ thiên về khẳng định rằng, chúng tôi đã đưa ra sự chứng
minh đó về tính cần yếu (Brauchbarkeit) trong phần trên; nhưng chúng tôi
sẽ còn phải tìm cách làm sáng tỏ hơn nữa bằng chứng đó bằng cách tiếp tục
đi sâu vào giải thích sự cấm đoán và sự vận dụng chúng vào từng hiện
tượng riêng lẻ.
Trước mắt chúng ta cũng đang mở ra một con đường khác. Chúng
ta có thể bắt đầu nghiên cứu, phải chăng không có một điều kiện nào do
chúng ta chuyển di từ bệnh tâm thần sang cấm kị, hoặc một phần kết luận
về chúng mà chúng ta rút ra được trong đó, là có thể chứng minh trực tiếp
được trong các hiện tượng của cấm kị. Chúng ta chỉ còn phải quyết định
xem chúng ta muốn tìm kiếm cái gì. Phán đoán về nguyên thuỷ (Genese)
của cấm kị, rằng nó khởi nguyên từ một cấm đoán thái cổ vốn được áp đặt
từ bên ngoài, đương nhiên là không thể có được bằng chứng. Vậy thì chúng
tôi sẽ cố gắng xác định trước hết những điều kiện tâm lí học cho cấm kị,
những cái mà chúng tôi đã quen thuộc trong bệnh tâm thần. Bằng cách nào
trong bệnh tâm thần chúng tôi đã rút ra được nhận thức về các trạng thái
tâm lí học này? Chính là bằng nghiên cứu bệnh lí, trước hết là các hành
động cưỡng chế, các chuẩn tắc tự vệ và các qui ước cưỡng chế. Chúng tôi
đã tìm thấy ở họ những dấu hiệu tốt nhất về khởi nguyên những xung động
hay khuynh hướng mâu thuẫn, trong đó chúng hoặc là đồng thời tương ứng
với nguyện vọng và phản nguyện vọng, hoặc là lâm thời phục vụ cho một