Mỏ đơn sa nằm tại Cù Lao Chàm, ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, được khai
thác cho đến đời nhà Tống mới cạn.
Mã Viện có sứ mạng mật đi tìm mỏ, chỉ vì thế mà trong các văn kiện
chính thức không thấy có đề cập tới công tác đặc biệt đó, và các sử gia nhà
nước, cho dẫu có biết, cũng không thể chép vào sử được.
Đánh hai bà Trưng, chắc không cần đến 25 ngàn quân như Mã Viện đã
huy động (con số nầy thấy được trên tấu sớ của họ Mã) nếu không có việc
dùng 12 ngàn để lại giữ an ninh tại Giao Chỉ và 12 ngàn dành cho cuộc
hành quân đi Cù Lao Chàm. Mà tưởng không cần đến một ông già, giỏi chữ
nghĩa nếu không phải tìm kiếm cái gì khác hơn là chỉ đánh giết.
Những lý do chánh trị xui Mã Viện không đánh chiếm mỏ đơn sa là lý do
nào?
Mã Viện thừa biết Giao Chỉ quá xa thì sẽ thỉnh thoảng nổi loạn một lần,
mà mỗi lần Giao Chỉ nổi loạn, là không mua được đơn sa, ít lắm cũng vài
ba năm.
Vậy cứ để mỏ đơn sa cho Chàm. Khi nào bặt đường Giao Chỉ họ sẽ đi
mua bằng thuyền. Mà có lẽ ngay sau đó, họ cũng đã đi mua đơn sa bằng
thuyền để khỏi phải qua trung gian Giao Chỉ cho mắc tiền. Tên gia nô Phạm
Văn, người Tô Châu, có phải chăng đã đến xứ Chàm bằng thương thuyền?
Thế nghĩa là Tàu đã giao thông hẳn với Chàm trước Phạm Văn nữa, quen
biết nhau lâu đời nên Phạm Văn mới được trọng dụng.
Sự kiện Mã Viện để lính lại hầu giữ cột đồng cũng đầy ý nghĩa đối với
vấn đề đơn sa. Sử Tàu chép sự kiện trên đây và nói rõ là “để giữ trụ đồng”.
(Bọn nầy đến đời nhà Tấn, nhờ lấy vợ bổn xứ sanh con đẻ cháu ra, đã đông
được 4 động, tức 4 làng, Tấn thư, thiên chí chép như vậy).
Nhưng thử hỏi có đúng hay không? Người học rộng và thông minh như
Mã Viện, có làm chuyện điên rồ như vậy hay không? Không có tư nhơn nào