NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1033

Nhưng hiện giờ chúng tôi tạm tự tin và nhìn tổng quát, và kết luận theo

chiều hướng của cái biết của chúng tôi cho đến ngày nay: Thượng cổ sử ta
là thế, là thế, và dân tộc ta là thế, là thế.

Chúng tôi rất tiếc là ông G. Coedès đã ra người thiên cổ để mà biết vua

Hùng Vương và hai bà Trưng dùng ngôn ngữ nào. Hai Bà Trưng và vua
Hùng Vương hẳn ăn nói như người “Khả Lá Vàng” “Tua rua lăn pchet aka,
pchet tum” (Tua rua lặn, chết cá, chết tôm).

*

* *

Tất cả phương pháp của tác giả quyển sử Việt Nam thời Khai sinh, có lẽ

nằm gọn trong câu sau đây, ở trang 288: “Chỉ những tài liệu lịch sử mới là
những ngọn đuốc chiếu sáng cho chúng ta trên con đường đi về nguồn
gốc”
.

Sự đổ vỡ của thuyết Nguyễn Phương bắt nguồn ở cái nền móng bấp bênh

đó. Tài liệu lịch sử? Nhưng tài liệu đó của ai viết ra? Của một dân tộc xuất
hiện đồng lúc với ta, có văn minh hơn ta nhưng không thể biết hết được.

Hơn thế, và đây mới là cái then chốt. Không ai biết dân tộc Việt Nam

thuộc chủng nào cả thì có hàng vạn quyển sử liệu về dân ta, cũng không thể
biết nguồn gốc của ta được. Sử gia Nguyễn Phương có thử tìm biết chủng
của dân ta, bằng NỬA TRANG SÁCH và kết luận ngay rằng ta thuộc
chủng Mông Gô Lích, thế nên công phu lớn của sử gia mới nhào xuống hết.

Nếu ta thuộc chủng Mông Gô Lích, thì quá giản dị, tưởng không cần viết

quyển sách nào cả. Đó là một phụ chi Mông Cổ đi xa nhất, chẳng có gì phải
thắc mắc nữa.

Sử gia cẩu thả, không thèm kiểm soát ước đoán của mình, xem cái ước

đoán đó là sự thật rồi cứ tiến sâu vào đó. Nhưng khoa chủng tộc học đã cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.