Tiểu ri rất cần, nên sử gia Nguyễn Phương mới viết tiểu ri trước. Nhưng
phải là tiểu ri đúng kia, mà tiểu ri đúng đòi hỏi phải biết đích xác cái chủng
của một dân tộc. Nó lại đòi hỏi phải biết đích xác cái địa bàn định cư của
dân tộc đó chớ không phải muốn tưởng tượng rằng ta lập nền văn minh nào
ở đâu cũng được, bằng một mớ sử liệu gạt gẫm, nó đã gạt gẫm, nó lại bị
chính ta tự gạt gẫm ta, đưa nó về cái hướng mà ta cần đưa.
Mà muốn biết được địa bàn đích xác thì chỉ có tiền sử học với những
cuộc đào bới để tìm dấu vết xưa của dân tộc mà ta theo dõi. Đào bới suốt 50
năm ở Hoa Bắc mà không gặp cái sọ Việt nào, xin tha cho thuyết “Lệnh ông
không bằng cồng bà” ở Hoa Bắc.
Và nên cố mà hiểu Granet và Maspéro. Hai ông đó chỉ dựa vào truyền
thuyết và huyền thoại đời Chu mà vào đời Chu thì quả có “Lệnh ông không
bằng cồng bà”, nhưng câu chuyện chỉ xảy ra ở đất Kinh Cức, chớ không
phải ở Hoa Bắc thời Hiên Viên. Mà nền văn minh Tàu thì đã thành lập trước
đó lâu rồi.
Granet và Maspéro đã chợt biết sự thật, ông ta có nói ra, nhưng không ai
chịu nghe đó thôi. Ông ta nói rằng cứ bằng vào Kinh Dịch, thì những
chuyện trao đổi văn hóa giữa Tàu và các man di không lâu đời lắm, mà chỉ
xảy ra vào cuối Thương đầu Chu mà thôi. Ông ta không nói thêm gì, nhưng
phải hiểu rằng vào đời đó thì câu chuyện chỉ có thể xảy ra tại Kinh Cức vì ở
Hoa Bắc thì man di đã mất hết cả từ khuya rồi chỉ còn rợ Đông Di ở Cực
Đông và rợ Khuyển Nhung ở Cực Tây. Từ thời Hiên Viên đến thời đó Tàu
đã làm cỏ man di ở Hoa Bắc, chớ không có hợp tác gì hết ráo.
Cho tới đây, qua nhiều trăm trang sách rồi, ta mới có được cái nhìn tổng
quát, mà giáo sư Nguyễn Phương đòi hỏi, chớ trước kia ta làm gì có chỗ
đứng để tầm mắt ta bao rộng đến thế.
Thuật ngữ Indonésien có nghĩa là Cổ Mã Lai chớ không có nghĩa là Mọi
là Thượng Việt gì hết, cũng không có nghĩa là dân của xứ Nam Dương như