NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 106

Nói thì thế nhưng trong bức bản đồ ở trang 77, thì giáo sư lại cho vẽ khác

hết. Theo bức bản đồ thì Viêm Việt gồm có Anh-Đô-Nê, Môn, Chàm, Miến
Điện, Miêu, Lạc v.v.,,

Đã khá hơn rồi, nhưng vẫn còn sai quá xa, vì khoa chủng tộc học thấy

rằng tất cả các dân tộc đó, trừ Miêu đều có sọ giống hệt nhau, nhưng không
đặt tên nó là Viêm, vì nó đã tự xưng là Mã Lai từ 5 ngàn năm rồi (có chứng
tích), còn Chàm, Miến Điện v.v. thì đều là danh xưng mới có về sau. Và Mã
Lai = Anh-Đô-Nê.

Vậy cái Viêm tộc của giáo sư Kim Định ăn vào Mã Lai chủng của khoa

chủng tộc học, nhưng sai ở danh xưng. Danh xưng Viêm không bao giờ có,
còn danh xưng Mã Lai thì đã có từ sáu ngàn năm, hơn thế đó là danh tự
xưng.

Mà điều cần nhấn mạnh nhiều nhứt là Miêu là một chủng rất lớn và

không có mặt trong cái chủng mà Mông Văn Thông và giáo sư Kim Định
gọi là Viêm nhưng khoa chủng tộc học gọi là Mã Lai, vì gọi theo danh xưng
của nó từ ít lắm là sáu ngàn năm rồi.

Đã bảo người Tàu có quyền đặt tên một chủng, khác với khoa chủng tộc

học. Nhưng danh xưng Viêm thì không hề thấy dùng để chỉ chủng tộc bao
giờ cả mà chỉ có dùng để trỏ vài dân tộc nhỏ ở phương Nam của Hoa Bắc
và chỉ có nghĩa mơ hồ là dân xứ nóng, chớ không trỏ hẳn ai.

Họ có chỉ nước ta là Viêm bang, nhưng đó là sau đời Hán, còn về thượng

cổ thì họ mù tịt về bọn phương Nam Hoa Bắc.

Phương chi Miêu lại là chủ đất Hoa Bắc thì họ không có lý do để gọi

Miêu là Viêm, vì thuở đó rõ ràng Miêu là dân xứ lạnh y hệt họ.

Nhưng cái sọ mới là cái gì mà không ai nói ra nói vào gì được cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.