NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 136

nghe sách Tàu chép rằng rợ Đông Di xâm mình và nhuộm răng đen.

Có đến 5 thứ Lạc nhưng Tàu chỉ biết có ba thứ thôi, và biết vào ba thời

đại khác nhau. Dưới thời Hiên Viên họ gộp Lạc vào Cửu Lê, nhưng có lẽ
đến đời Hạ Thương thì họ biết rằng rợ Đông Di là Lạc, vì sau đó họ chép
rằng Cơ Tử khi đi khai hóa rợ Tam Hán, mà họ biết rằng rợ Tam Hán là hậu
duệ của Lạc bộ Trãi từ Đông Bắc Trung Hoa di cư sang Triều Tiên.

Họ cũng biết rằng Khuyển Nhung là Lạc bộ Chuy, nhưng họ không chắc

lắm nên tự dạng Lạc bộ Chuy, về sau bị bỏ, và được một quyển sách đời sau
dùng lầm để chỉ ta, đó là quyển Giao Châu ngoại vực ký.

Đến đời Chu thì họ biết rằng dân Việt ở Hoa Nam cũng là Lạc, nhứt là

dân Thất Mân, và chỉ bọn Lạc đó bằng tự dạng Lạc bộ Mã.

Còn hai thứ Lạc nữa mà họ biết rất trễ, không rõ vào thời nào, có lẽ cuối

Chu cũng nên, nhưng không có gọi hai thứ đó là Lạc bao giờ cả, có lẽ vì hai
thứ đó tự xưng khác.

Đó là người Khơ Me mà họ phiên âm là rợ Khương ở tỉnh Tây Khương

và người Thái mà họ gọi là Âu vào đời Tần.

Lạc là gì?

Là danh tự xưng được Tàu phiên âm và đọc là Ló mà ta thoáng thấy rằng

danh tự xưng đó là Lai. Việc phiên âm của Tàu về các đời sau, khá đúng,
nhưng vào thời thượng cổ, xem ra không đúng lắm.

Họ có âm Ai chớ không phải là không có mà bảo rằng vì thiếu âm nên

phiên âm sai. Nhưng buổi ban đầu tiếp xúc, thường thì dân tộc nào cũng gọi
sai các dân tộc khác, thí dụ ta đã gọi Pháp là Hòa Lan, rồi Hạ Lan, còn Âu
Châu thì gọi Mã Lai Nam Dương là Ấn Độ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.