NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 195

Tàu lại có một câu tục ngữ nữa mà Tản Đà rất ưa dùng: “Gỏi Sở, nem

Tần”. Đích thị Tần ưa ăn thịt (nem) nên giỏi làm món nem, còn Sở chuyên
môn ăn cá nên có tài làm gỏi cá, vì đất Sở có nhiều sông, hồ và đầm lớn. Ăn
cá nhiều hơn ăn thịt là thói quen của chủng Mã Lai.

Từ đời nhà Hạ nầy cho đến đầu Tây lịch, Trung Hoa càng năm càng biết

rõ thêm về chủng Việt qua những cuộc lấn vào đất Việt của họ, và càng học
được thêm rất nhiều việc của dân Việt.

Họ học thủy vận của dân Việt, học nghề đánh cá của dân Việt, v.v, đó là

không kể họ lấy những cái biết của dân Việt làm của riêng của họ mà không
hay biết, vì lấy qua trung gian người Việt bị đồng hóa, chẳng hạn đôi đũa ăn
cơm nói trên.

Ông H. Maspéro cho biết rằng vài cổ thư thường Trung Hoa nhìn nhận

rằng họ học cách lợi dụng nước thủy triều để làm ruộng của dân Việt nhưng
không chỉ rõ xuất xứ, dầu sao cũng tin được vì giữa Việt và Hoa, nhà học
giả Pháp ấy cảm tình và khâm phục Trung Hoa nhiều hơn thì không thể bảo
rằng ông ấy xuyên tạc (B.E.F.E.O. 1918).

Ngôn ngữ Hoa Nam cũng đầy dẫy tiếng Việt, Nhiều chữ trong Nam Hoa

Kinh nếu không có thiết âm thì người Tàu xưa không biết đọc mà người
Hoa Bắc nay cũng không đọc được vì nó chỉ những gì chỉ có ở đất Việt mà
thôi.

Danh từ Trà chẳng hạn là danh từ Việt mà họ học được ở nước Đông Âu

(Bắc Phúc Kiến) tại núi Vũ Di sơn là nơi có danh trà, chớ trước đó, họ cũng
biết trà, vì Hoa Bắc cũng có trà, tuy là trà dở, nhưng vẫn có, nhưng họ gọi
khác, bằng ngôn ngữ của họ, hay của rợ nào thì không biết. Họ gọi nó là
Minh (Bắc Việt đọc là Dánh) hoặc Đồ, hoặc gì gì nữa đó.

Trong Nam Hoa Kinh, những động từ Híp mắt, Cá đớp bóng, đều được

thiết âm, vì ở Hoa Bắc quá lạnh, ít nắng, dân không bao giờ có dịp híp mắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.