NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 193

Hoa Bắc đọc hai chữ đó cũng khác nhau, không hề có vấn đề lầm âm như
giáo sư Kim Định đã nói về Mị và Mễ.

Chữ Mị viết khá giống chữ Tân và chữ Thiên, cho nên cụ nghè Ngô

Mạnh Nghinh, dịch Phương Đình Dư địa chí, cứ dịch là Tân, hoặc là Thiên,
và nó khác xa chữ Mễ, không thể lầm âm, cũng không thể lầm tự dạng
được.

Hơn thế, tổ của Hùng Dịch lấy họ Mị một ngàn năm trước khi Hoa tộc

biết cây Mễ thì làm thế nào mà có sự lầm âm?

Tới đây rất nhiều người tự hỏi đôi đũa ăn cơm là phát minh của dân ăn

bánh bao hay của dân ăn gạo cơm. Nhìn vào Âu châu, người ta đâm tin rằng
không phải dân ăn lúa mì đã phát minh đũa đâu. Các thứ dân ăn lúa mì ở
Tây phương, ăn bằng tay mãi cho tới ngày nay giới khá giả, không xé bánh
mì, mà xắt bánh bằng dao, nhưng rồi khi đưa nó lên miệng, cũng cứ phải
dùng tay. Còn dân ăn bánh bao ở phương Đông phát minh ra đôi đũa để làm
gì?

Muốn vệ sinh, có thể chỉ dùng một chiếc que nhọn và nhỏ như cây tăm

xỉa răng là đủ đưa loại bánh bao nhỏ vào miệng rồi.

Về nghi vấn nầy, chúng tôi có một bằng chứng rất là quan trọng. Danh từ

Đũa đích thị là danh từ Mã Lai, nó có nghĩa là Hai, là Cặp.

Trong khi đó thì Tàu gọi đũa là Trợ, hoặc Khoái tử.

Danh từ Đôi của Việt Nam cũng là biến thể của danh từ Mã Lai Đua, vì

ta nói Đôi Đũa thì Mã Lai nói Đua Đua.

Nói thế không phải là để tranh hơn với Trung Hoa, một dân tộc đã có một

nền văn minh lớn, mà để cho thấy dân Việt cũng đã khá văn minh rồi chớ
không còn là rợ như sử Tàu cứ nói mãi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.