Thứ nhì, cái chủng Việt đó ăn cơm. Đó là một điều kỳ lạ đối với người
Trung Hoa là thứ dân chưa thấy cây lúa lần nào. Ở địa bàn cũ của họ, vì
phong thổ, khí hậu, người Tàu chỉ trồng được kê và lúa mì mà thôi. Nhưng
họ không biết làm bánh mì như người Tây phương nên từ mấy ngàn năm
rồi, họ ăn bánh bao.
Mãi cho tới ngày nay, người Hoa Bắc cũng tiếp tục ăn bánh bao thay
cơm. Đọc truyện Tàu, ta rất ngạc nhiên mà thấy các tay kiếm khách vào tửu
quán ăn một hơi ba chục chiếc bánh bao, trong khi đó thì dân Sài Gòn chỉ
ăn được một chiếc là no nóc và ngán ngẩm.
Đó là tiểu thuyết nói đến những câu chuyện xảy ra ở Hoa Bắc, và bánh
bao bán cho dân ăn rất nhỏ và không có nhân thịt như bánh bao đờ luýt ở
Sài Gòn.
Đó đây, trong sách vở, nghe nói ở Hoa Bắc trồng được một thứ lúa như
nếp, tức trung gian giữa lúa mì và lúa gạo, chớ không trồng được lúa gạo.
Ngày nay thì họ đã biết ăn cơm, nhưng họ ăn chơi như dân Sài Gòn ăn bánh
mì, chớ không ăn để mà sống, vì cơ thể của họ không quen. Vả lại muốn ăn
cơm phải mua gạo Hoa Nam, tốn tiền chuyên chở, hóa ra cơm là món xa xỉ
phẩm đối với Hoa Bắc.
Nhưng cho tới đời Hán, món xa xỉ phẩm ấy cũng chưa được dùng ở Hoa
Bắc, vì thời ấy phương tiện vận tải còn kém lắm. Ngay những năm Hoa Bắc
bị hạn hán, lúa mì chết hết mà dân Hoa Bắc cũng đành chịu chết đói chớ
cũng chẳng có cơm mà ăn.
Trung Hoa nguyên thỉ đã có chữ Điền từ lâu, nhưng điền không phải chỉ
có nghĩa là ruộng lúa gạo, mà ruộng lúa nếp, ruộng lúa mì, ruộng kê cũng
đều được gọi là điền.
Mễ nầy thì Tàu chỉ mới biết một ngàn năm sau khi tiên tổ của Hùng Dịch
lấy họ Mị. Mễ và Mị chẳng liên hệ gì với nhau hết, vì lẽ đó, và người Tàu