NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 205

Tóm lại, đối với Việt, Đông Tây Nam Bắc đều không có nghĩa vào cổ

thời. Ngày nay họ trọng Đông Nam mà đó là nhờ khoa khí tượng cho họ
biết gió Đông Nam lành, gió Tây Bắc là gió lục địa, rất xấu, cái thứ gió Lào
Nghệ Tĩnh mà họ rất sợ.

Còn tại sao cách đây 5.000 năm họ di cư về Nam mà không về Bắc thì

quá dễ hiểu. Biển Bắc thường bị băng giá, đâu có tiện cho việc hàng hải.

Riêng vài nhóm Bách Việt như Chàm, Nam Dương thì ngày nay họ lại

trọng Tây Nam vì đó là hướng của thành La Mecca, thánh địa của họ.

*

* *

Trong quyển Hành trình vào dân tộc học của giáo sư Lê Văn Hảo, tác giả

cho rằng chủng Nam Mông Gô Lích là chủng của các dân ở Đông Nam Á.
Nhưng các biểu chỉ số sọ nói trái lại. Đây cũng là một vị không dùng tài
liệu chủng tộc học, khi nghiên cứu về chủng tộc học.

Các thứ dân ở Đông Nam Á đều đã được đo sọ và chỉ số sọ của họ khác

xa chỉ số sọ của chủng Nam Mông Gô Lích là chủng của người Hoa Nam.

*

* *

Chỉ số sọ của chủng Nam Mông Gô Lích là 79,14 (chỉ số trung bình), tức

cao hơn Trung Mông Gô Lích 2,58 đơn vị.

Chúng tôi chỉ đưa ra vài con số vậy thôi, chưa nói lên gì nhiều hết. Khi

các biểu đối chiếu được trình cả ra, thì quý vị sẽ thấy rằng sọ Việt, sọ Mã
Lai, sọ Thái, sọ Cao Miên, sọ Miến Điện, sọ Nhựt Bổn là một, khác hẳn với
sọ Hoa Nam hay Hoa Bắc, chỉ hơi giống sọ Sơn Đông mà thôi, và sự kiện
đó phù hợp với cổ sử Tàu tả rợ Đông Di với những biệt sắc Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.