NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 213

Thích Đại Sán không biết rằng Nguyễn Phúc Chu đang sống trong giai

đoạn kiến quốc mà nhà vua xông pha chẳng sợ gì hết, hưởng thụ ít mà làm
nhiều, và nhứt là không nằm mãi trong cung cấm.

Đó là các nhà lãnh đạo thật sự, mặc dầu nước Việt Nam đã có vua chúa

từ nhiều triều đại rồi. Cái xứ Đàng Trong là đất mới hoàn toàn, vua của
Đàng Trong khác hẳn vua của Đàng Ngoài là vua Lê, vua Lê giống vua Tàu
đời sau, còn chúa Nguyễn thì giống vua Tàu thời cổ, nhà sư thông thái ấy
không biết gì về vua Tàu thời kiến quốc của y.

Nhưng vua Thuấn xuất ngoại để làm gì? Đó là một câu hỏi lý thú.

Nạn nhân mãn đã bắt đầu từ thời vua Thuấn chớ không phải tới đời nhà

Hạ mới có, mà vua Thuấn thì chỉ cách nhà Hạ có một năm, bởi vua Thuấn
nhường ngôi cho ông vua đầu đời nhà Hạ rồi thì đi “tuần thú” ngay. Ông ấy
tình nguyện đi làm cái công việc dọ đường để nhà Hạ di dân mà chỉ có ông
là làm được nhờ biết ngôn ngữ của dân Việt ở Kinh Man, thuở đó chưa khác
xa ngôn ngữ dân Việt ở vùng sông Bộc quê hương của vua Thuấn. (Xin
xem kể từ một chương sau, địa bàn của chủng Việt tại sông Bộc).

Cuộc dọ đường nầy là cuộc dọ dẫm lần thứ nhì, để rồi di cư ngay sau đó,

chớ không còn là cuộc dọ dẫm tiền phong như dưới đời Đế Nghi nữa.

Tài liệu tham khảo riêng cho chương nầy:

Khổng Tử: Kinh Thi, Bản dịch Granet, Paris 1930
Khổng Tử: Kinh Thi, Bản dịch Legge, Paris 1950
Tả Khẩu Minh: Tả Truyện, Bản dịch Legge, Paris 1950
Tư Mã Thiên: Sử Ký, Bản dịch E. Chavannes, Paris 1927
Lưu An: Hoài Nam Tử, Đài Loan
Phạm Việp: Hậu Hán thư, Đài Loan N.T.N.S.

Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ, Hongkong
Phương dư kỷ yếu giãn lãm, Đài Loan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.