NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 215

B. Ta không phải là Tàu, không hề có di cư ồ ạt

Năm 1964, trước khi cho in những quyển sử mà ông soạn, sử gia Nguyễn

Phương có cho đăng một loạt bài ở tạp chí Bách khoa về phương pháp viết
sử. Loạt bài ấy có nhiều đoạn rất hay, rất đúng.

Nhưng khi đọc sử của ông thì thấy sử gia không áp dụng được những

phương pháp đúng và hay đó cho sách của ông. Chẳng hạn như ở những
trang 232 và 233, sử gia đối chiếu hai sự kiện lịch sử nầy, người Tàu luôn
luôn Nam tiến trong lịch sử của họ. Người Việt cũng thế.

Rồi ông kết luận rằng sở dĩ có sự kiện quá giống nhau như vậy chỉ vì ý

chí Nam tiến đã nằm sâu trong tiềm thức của người Việt Nam bởi họ vốn là
người Tàu đổi tên là Việt Nam.

Đây là một suy luận mà không sao khoa học chấp nhận được. Hai dân tộc

hành động giống nhau không hề có nghĩa rằng họ là một, và dân tộc A làm
giống dân tộc B không hề có nghĩa là A đã cóp B.

a. Thứ nhứt, dân ta nhờ đất đai phì nhiêu của châu thổ Nhị Hà mà

tăng lên quá mức. Để giải quyết nạn nhân mãn, ta phải bành trướng
biên cương. Dân tộc nào ở trong trường hợp đó cũng đã làm như
vậy, từ cổ chí kim, không cần phải cóp của ai hết.

b. Thứ hai, phía Bắc nước ta là nước Tàu hùng mạnh, ta làm sao

tiến về hướng Bắc được. Nhà Lý có thử làm, thành công đôi phần,
nhưng rồi cũng phải bỏ cuộc. Và nhà Lý cóp ai đây, khi mà nhà Lý
Bắc tiến chớ không Nam tiến? Hướng Đông là biển cả, cũng ngăn
bước của ta, hướng Tây là đất Lào núi rừng, không phải là đất tốt.
Như vậy ta có cần phải bắt chước ai khi ta Nam tiến hay không? Và
nhứt là ta có cần mang dòng máu Trung Hoa mới biết Nam tiến hay
không? Tưởng bất kỳ dân tộc nào mà ở trong hoàn cảnh của Trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.