NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 216

Hoa và Việt Nam, cũng đều tự nhiên mà biết và phải Nam tiến vì đó
là sinh lộ độc nhứt của họ. Bao nhiêu dân tộc khác cũng thế, mà thí
dụ điển hình là dân tộc Thái. Bị người Tàu từ phía Bắc đánh đuổi,
sao Thái không chạy ra phương Đông? Vì phương Đông là địa bàn
của Chi Lạc. Phương Tây là Tây Khương địa bàn của Khơ Me đã bị
Tàu cướp rồi, còn sau lưng Tây Khương là Tân cương đã bắt đầu sa
mạc hóa cách đây ba ngàn năm, không phải là đất tương lai. Chỉ có
phương Nam là địa bàn của một dân tộc yếu hơn, đất lại phì nhiêu.
Người Tây Nhung, Nam tiến để lập ra nước Miến Điện, người Môn
Cơ Me Nam tiến cũng vì lẽ ấy cả chớ không hề họ là người Tàu nên
mang cái ý chí Nam tiến trong tiềm thức của họ.

Dùng luận cứ “ý chí mang sẵn trong tiềm thức Trung Hoa” đó của sử

gia, thì Thái Lan, Miến Điện, Cao Miên đều phải là người Tàu hết thảy, mà
đó là một chuyện sai sự thật một ngàn phần trăm.

Ở chương “Đời sống của dân Lạc Việt dưới thời Hán”, ông suy luận

càng kỳ dị hơn.

Ông so sánh Hậu Hán thưGiao Châu ngoại vực ký thấy họ chép về

hai chuyện sau đây:

1. Hậu Hán thư kể chuyện Tích Quang dạy lễ nghĩa cho dân man di

Giao Chỉ.

2. G.C.N.V.K. chép rằng Giao Chỉ đã biết kỹ thuật làm ruộng khá

giỏi.

Ông kết luận có mâu thuẫn giữa hai sách đó, và G.C.N.V.K. sai.

Không ai thấy có mâu thuẫn ở đâu hết vì một đàng viết về phong tục còn

một đàng thì viết về kỹ thuật canh tác. Một dân tộc có kỹ thuật canh tác cao,
không hẳn phải có lễ nghĩa tốt, và hai sách nói trên không hề nói nghịch với
nhau bao giờ, bởi không thể lấy phong tục ăn ở để làm căn bản mà xét kỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.