luân thường, sao ta lại tin họ. Chính sử gia Nguyễn Phương đã dịch Thích
Đại Sán, không lẽ ông không thấy nhận xét sai lầm của người Tàu ấy?
Nhưng vì sử gia chủ trương rằng Việt Nam là Tàu thuần chủng nên sử gia
đã thấy mọi sự việc với con mắt của người Tàu. Chép việc Mã Viện đuổi
theo tàn quân của hai bà Trưng, sử gia gọi đó là “dư đảng của Trưng Trắc”.
Danh từ dư đảng, phiến loạn đích thị là danh từ của Trung Hoa. Đồng bào
của hai bà chỉ nói “Dấy quân” (Ngô Sĩ Liên) và tàn quân (toàn thể các sử
gia khác). Gọi đồng bào của hai bà Trưng, ông nói “Nam man” (trang 117).
Và ngộ nghĩnh thay, chính vì có hai lối nói mà ta biết chắc rằng dân Việt
Nam không phải là Tàu, bởi nếu họ là Tàu, họ đã dùng những danh từ nổi
loạn và dư đảng của Tàu, đã gọi đồng bào của hai bà Trưng là Nam man
như sử gia họ Nguyễn chớ không gọi là “Tổ tiên ta” như họ đã gọi.
Ở đây không có vấn đề yêu nước xen lẫn vào sử học như sử gia Nguyễn
Phương hay nói. Đây là sự kiện lịch sử thật sự.
1. Người Thượng đóng khố có lễ nghĩa, luân lý rất tốt, thì người
Lạc Việt đã tiến hơn, như văn minh đồng pha đã cho thấy, thì không
thế nào mà không có lễ nghĩa và luân lý.
2. Hai lối dùng danh từ cũng cho thấy rõ rằng Việt không là Hoa.
3. Sự kiện thờ hai bà Trưng mà người Tàu ở đây đã cho ý kiến đã
chứng minh quá rõ, không thế nào mà họ quên gốc, để thờ anh hùng
của dân Lạc Việt.
Người Tàu quên mình là Tàu, không thể có được. Sự đứng lên giành độc
lập không có nghĩa là quên gốc. Họ vừa đòi ly khai độc lập, nhưng cũng cứ
vừa nhớ rằng họ là Tàu và cứ nói tiếng Tàu. Mà họ có nói tiếng Tàu hay
không, như sử gia đã quả quyết, ta sẽ thấy ở chương ngôn ngữ tỷ hiệu.
Giữa G.C.N.V.K. và Hậu Hán thư, nếu có khác biệt (nhưng chúng tôi đã
chứng minh rằng không có khác biệt), nhưng sử gia Nguyễn Phương khẳng