NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 219

định rằng G.C.N.V.K. sai mà không đưa ra bằng chứng.

Đó cũng là một thái độ phản khoa học nữa. Ông không có quyền cho

quyển nào ăn khớp với tưởng tượng của ông là đúng và bài bác suông
quyển khác là sai.

Ông lại cho rằng tác giả N.V.C. lúng túng vì không hiểu tiếng Lạc có

nghĩa gì, nên giải thích bối.

Có lẽ ông thiếu tài liệu về chữ Lạc. Điều đó không sao. Nhưng ông cũng

lại dùng suy luận kỳ dị để đoán rằng tác giả N.V.C. lúng túng về chữ Lạc
mà ông cho là tác giả đó không hiểu.

Nhưng ông chưa tìm được bằng chứng rằng tác giả N.V.C. không hiểu

chữ Lạc, sao ông lại dựa vào phỏng đoán để suy diễn ra như vậy?

Mời ông xem Lạc là gì đối với hiểu biết của người Tàu thượng cổ ở các

chương khác. Tác giả N.V.C. chỉ là kẻ sanh sau đẻ muộn lại là một tay viết
sách, thì không có lý gì ông ấy không biết nghĩa của các chữ Lạc về phương
diện chủng tộc học mà người Tàu đã biết từ trước đời nhà Hạ.

Riêng về quận Cửu Chơn mà chúng tôi cũng nhìn nhận là lạc hậu, Hậu

Hán thư cũng viết láo khoét. Họ chỉ lạc hậu về kinh tế mà thôi, chớ sao lại
có chuyện trai gái ngủ với nhau rồi trai bỏ đi mất, y như cầm thú.

Mã Viện đã kiểm tra dân số và ghi rằng dân Cửu Chơn có cất nhà. Đàn

ông cất nhà làm gì nếu không để ở với vợ con?

Họ ám chỉ đến chế độ mẫu hệ ở đó mà gái làm chủ, nhưng họ không biết

gì hết về chế độ mẫu hệ. Trong chế độ đó, đàn ông vẫn có quyền gia trưởng
phần nào, và vẫn ở nhà.

Cũng nên nhắc rằng loài người chỉ mới hay rằng có chế độ mẫu hệ từ thế

kỷ XIX đây thôi, chớ không lâu lắm, khi mà nhà bác học Bachofen khám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.