NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 217

thuật nông nghiệp được. Ta có thể vừa làm ruộng giỏi mà cũng vừa không
biết lễ nghĩa. Không hề có mâu thuẫn trong hai sách ấy.

Nhưng sử gia Nguyễn Phương lại quên mất rằng Tích Quang dạy dân ta

lễ nghĩa của Trung Hoa, chớ không hề có sự kiện dân ta không có lễ nghĩa
mà ông nói là dân “Giao chỉ thuở đó rất lạc hậu”. Ông cứ lên Cao nguyên
mà xem, người Thượng họ chưa có nổi một nền văn minh trống đồng như
Lạc Việt, nhưng họ vẫn có một nền đạo lý luân thường rất là tốt đẹp, và lễ
nghĩa của họ cũng tốt, chỉ cái là khác của ta và của Tàu.

Không hề có ai chứng minh được rằng lễ nghĩa của Tàu là tốt đẹp hơn lễ

nghĩa của các dân tộc khác thì sử gia không nên nói là dân Giao Chỉ lạc
hậu, cho dẫu họ không phải là tổ tiên của ta đi nữa, như sử gia đã quan
niệm.

Có bằng chứng chắc một trăm phần trăm là dân Giao Chỉ đã có lễ nghĩa

riêng của họ rồi, vì sử Tàu có viết đích xác: “Đất Lĩnh Nam theo phong tục
Trung Hoa bắt đầu từ hai vị thái thú đó”
.

Nếu ta không có lễ nghĩa gì hết, họ đã viết: “Đất Lĩnh Nam có lễ nghĩa,

đạo lý bắt đầu từ hai vị thái thú đó”.

Họ chỉ dám nói là ta theo họ còn cho rằng ta “không có luân lý” (nguyên

văn) là chính sử gia Nguyễn Phương nói chớ họ không dám chép như thế
bao giờ.

Người đọc V.N.T.K.S. tự hỏi không biết sử gia có vào các buôn Thượng

nào chưa, lắm bộ lạc còn đóng khố mà vẫn có lễ nghĩa, luân lý rất là cao, thì
không có lý do nào mà một dân tộc đã dựng nước với nhiều đời vua Lạc rồi,
mà còn ở vào tình trạng chưa có luân lý.

Cho đến cuối thế kỷ XVII mà nhà sư Tàu Thích Đại Sán, sang Huế, còn

cho rằng là ta không có lễ nghĩa luân thường, mặc dầu ta đã nhiễm Tàu
nhiều lắm rồi, vào năm ấy, thì vào đời Hán, họ cho là không có lễ nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.