NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 232

Sử gia chỉ đoán liều vậy thôi, nhưng ta cứ nhận rằng sử gia đoán đúng đi,

thì dưới đời Đường chỉ có 14.230 x 10 = 142 ngàn dân di cư (kể như họ đẻ
nhiều, một nhà chứa 10 người, cho khỏi tranh luận về số khẩu trong một
hộ).

Sách Đường Thư làm xong năm 946, tức chỉ còn có 20 năm nữa là Đinh

Bộ Lĩnh giành quyền độc lập. Nhưng dân Tàu chỉ đông có 142 ngàn người
thì giành độc lập được với ai kia chớ? Chỉ có một cách trả lời là dân Lạc
Việt đã đông lắm nên họ Đinh mới dựa vào dân Lạc Việt để đòi độc lập.
Hẳn họ phải đông nhiều triệu rồi mới được nhà Tống nể mặt phong vương
cho họ Đinh.

Chắc chắn là có một số người đi lên núi, vào rừng, một số chạy xuống

đất Chàm và theo ông O. Jansé và Willoquet thì một số chạy sang Phi Luật
Tân, nhưng đó là quý tộc Lạc Việt chớ không phải dân, hay nói cho đúng
hơn, không phải toàn dân, bằng cớ chắc chắn là họ đã lập được một đạo
binh Việt gian với lính người mình, và để trị dân mình còn ở lại.

Sau hai bà Trưng, ta đã dấy quân nhiều lần, mà lần nào sử Tàu cũng nói

là man di nổi loạn, chớ không nói là người Tàu di cư phản loạn đối với
chánh quốc, mà man di nổi loạn được là vì họ chiếm đa số tuyệt đối.

Chính sử Tàu đã nói trái hẳn với sử gia Nguyễn Phương là người cả tin

vào sử Tàu, nhưng khi ông muốn chứng minh một điều nó ám ảnh ông, thì
ông lại bất kể sử Tàu.

Tấn thư (địa lý chí) có chép rất rõ rằng tại quận Nhựt Nam có huyện

Tượng Lâm. Từ huyện Tượng Lâm trở về phía Nam (cũng cứ trong quận
Nhựt Nam) có bốn động (tức bốn làng, động là làng của man-di) mà dân ở
đó xưng mình là dòng dõi nhà Hán.

Tấn thư được soạn vào khoảng năm 311, tức Lạc Việt đã bị trực trị rồi từ

300 năm. Thế mà ở Nhựt Nam chỉ có 4 làng Trung Hoa ấy thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.