Tấn thư chép câu chuyện nầy với tánh cách đưa ra một hiện tượng lạ lùng
đã làm kinh ngạc người chép sử, là tại sao trong xã hội “man di” lại có 4
làng Hoa kiều thuần chủng được một cách bất ngờ như vậy.
Nếu ở đó có đông người Tàu di cư thì 4 làng nói trên không còn là một
hiện tượng kỳ dị nữa, và người chép sử hoặc người cho tài liệu cho sử gia
đời Tấn, đã không phải ngạc nhiên, và sử gia ấy đã không chép làm gì câu
chuyện trên đây.
Về sự kiện lính Trung Hoa được rút về nước hay được giải ngũ tại chỗ để
làm di dân, hợp với di dân thật sự, đẩy thổ dân vào thế thiểu số, ta nên
mượn tài liệu của chính sử Tàu để nói chuyện.
Thời Đào Hoàng (tên một viên thứ sử vào năm 321) tại Giao Chỉ là thời
đại thanh bình mà cũng chỉ có năm ngàn nóc nhà quy phục Bắc Triều, còn
tới mấy vạn nóc nhà khác vẫn không chịu lệ thuộc.
“Mấy vạn nóc nhà” ấy, ta cứ lấy số tối thiểu là 2, hai vạn, tức là hai mươi
ngàn nóc nhà. Như thế thì số gia đình quy phục chỉ là một phần tư của tổng
số mà thôi. Làm một bài toán trừ đơn giản thì ta kết luận được rằng sau ba
trăm năm đô hộ ta, Trung Hoa chỉ kết nạp được sự hợp tác của một phần tư
dân số mà thôi. Mà trong cái phần tư quy phục ấy, chắc chắn không phải là
người Tàu, vì với Hoa kiều thì đâu có vấn đề quy phục. Họ có phải là người
lai căn hay không? Cũng chắc chắn là không, vì người lai căn với một dân
một nước thống trị, đứng chung hàng ngũ với dân thống trị như Tây lai ở xứ
ta về sau nầy chẳng hạn. Như vậy, đâu có xem là họ “quy phục”, họ được
xem là người Trung Hoa ấy chớ. Tức trong năm ngàn nóc nhà quy phục ấy,
không có người Tàu chánh gốc hay Tàu lai nào cả, mà chỉ có Lạc Việt thôi,
toàn thể là Lạc Việt. Hai chục ngàn nóc nhà kia lại còn Lạc Việt mạnh hơn
nữa.
Tổng số 25 ngàn nóc nhà nầy lại phù hợp với con số chính thức là 12
ngàn nóc nhà của Tấn Thư địa lý chí mà sử gia Nguyễn Phương và chúng