NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 234

tôi đã trích và dùng làm tài liệu suy luận mà chúng tôi nhắc đến trên kia.
(25 ngàn là con số dưới thời Nam Bắc triều, một thế kỷ sau đời Tấn, có
khác biệt nhau đến 13 ngàn, vẫn cho là phù hợp được, vì có sự so le thời
điểm).

Thấy rõ là số nóc gia chép ở Tấn Thư là nóc gia của Lạc Việt, chớ

không phải của Trung Hoa như sử gia Nguyễn Phương đã quả quyết.

Còn lại một thời gian là 8 thế kỷ đô hộ nữa. Trong tám thế kỷ sau nầy thì

hẳn lính Trung Hoa càng ít tới đây hơn, bởi một thuộc địa đã được cai trị từ
ba thế kỷ rồi, không ai gởi lính sang tới đây hơn là trong ba thế kỷ trước.
Như vậy, tỷ số lai căn không thể tăng lên mà chỉ có giảm xuống mà thôi,
không còn nói là trái lại được.

Bọn thương gia và phu phen, thợ thuyền có đến hay không? Không thấy

sử có viết về điều đó, nhưng chắc chắn là họ có đến, nhưng năm ba ông
thầy phong thủy, ông thầy thuốc du phương, vài người thợ, vài trăm tội đồ
không hề làm nên đa số.

Còn như mà nói rằng nếu nhà dân bổn xứ là 25 ngàn, thì nhà dân Tàu còn

đông hơn nhiều (đa số mà lại) thì đâu có việc viên thứ sử Đào Hoàng ấy sợ
dân nổi loạn đến phải làm tờ phúc trình nói trên. Chính đó là một tờ phúc
trình mà Đào Hoàng dâng lên để xin vua Trung Hoa đừng có rút quân
chiếm đóng.

Người Lạc Việt không rút hết lên rừng để thành người Mường như nhiều

người đã nói, trong đó có cả sử gia Nguyễn Phương. Họ ở lại rất đông và
không bị đẩy vào cái thế thiểu số để người Tàu tràn tới, rồi tự xưng là dân
tộc Việt Nam, bởi nếu Lạc Việt thiểu số thì thứ sử Trung Hoa đã không sợ
họ nổi loạn
.

Cho tới nay, không ai biết người Mường là ai cả, cứ phỏng đoán. Ở một

chương sau ta sẽ biết đích xác họ là ai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.