NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 306

Dĩ nhiên là họ đi ở trọ với một cường quốc đồng chủng với họ là nước

Tây Âu chớ không phải là đi Quý Châu, mặc dầu ở Quý Châu cũng là đất
của người Thái, vì Quý Châu là đất núi non nghèo khó, khí hậu lại xấu.

Sử Tàu chép chuyện Con của vua Thục cướp nước của vua Lạc Vương,

sử ta xưa chép lại nhưng không tin là con của vua Thục lại có thể đi xa đến
thế, từ Tứ Xuyên xuống Cổ Việt Nam, nhứt là nước Thục đã bị diệt hàng
trăm năm rồi, còn làm sao mà còn con vua Thục được. Chép lại nhưng
không tin, các ông (như Ngô Sĩ Liên) cho rằng ông ấy họ Thục chớ không
phải con vua Thục ở đâu đó, phía Bắc nước ta.

Ta còn nghi ngờ, vì cái sự kiện quá xa, và sự so le thời điểm gần một

trăm năm. Nhưng cả hai yếu tố ấy đều có thể giải thích rõ ràng.

Ta đã và sẽ thấy rằng dân Thái có địa bàn liên tục từ Tứ Xuyên đến

Quảng Đông và Quý Châu, vì đất xấu, nên chỉ được xem là một hành lang
liên lạc giữa hai đại quốc đồng chủng: Thục và Tây Âu.

Khi mất nước, người Thục hẳn phải chạy xuống Tây Âu chớ không thể

chạy vào một quốc gia khác chủng được. Mà muốn tới Tây Âu họ chỉ phải
đi qua có hành lang Quý Châu, chớ không có quá xa như ta tưởng tượng.
Mà họ cũng khỏi phải đi bộ, nhờ con sông Tường Kha, sông nầy dùng được
từ Quý Châu tới biên giới Quảng Đông nay. Theo Việt sử tiêu án của Ngô
Thời Sỹ thì khi bà Lữ Hậu muốn đánh Triệu Đà, bà không biết làm thế nào
để tiến quân vì không có con đường đi, con đường mà quân của Tần Thỉ
Hoàng đã dùng, không tiện và rất là mạo hiểm.

Một ông vua Thái ở Vân Nam, tên là Đường Mông vốn ghét Triệu Đà đã

cướp đất Thái Tây Âu, bèn mách cho bà ấy con sông nói trên.

Các sử gia ta cứ nói Tứ Xuyên và Việt Nam quá xa, không thể đi được

vào thời đó, nhưng thật ra thì con vua Thục đâu có đi thẳng từ Thục tới Văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.