Lang, mà ông ấy chỉ đi từ Thục tới Quảng Tây, qua hành lang Quý Châu
nhờ sông Tường Kha.
Sở dĩ thoạt tiên họ mượn đường của nước Sở để bị đánh bật ra là vì hành
lang Quý Châu có những nơi phải đi bộ, trèo núi cực nhọc, chớ không phải
sông Tường Kha là con sông suôn sẻ từ đầu đến cuối. Nhưng rốt cuộc rồi
họ cũng phải dùng cái hành lang Quý Châu đó vì bị Sở ngăn cản.
Rồi từ Quảng Tây đến Cổ Việt Nam tình hình chỉ là chuyện vượt biên
giới.
Nhưng phải tốn thời gian, năm bảy mươi năm, và cái thời gian nầy làm
cho các sử gia ta không hiểu được tiếng con vua Thục của sử Tàu, bởi năm
bảy mươi năm qua thì con vua Thục phải đã chết già rồi.
Khi chúng tôi đi học cổ ngữ Ba Thục để viết chương Ngôn ngữ tỷ hiệu
cho sách nầy, chúng tôi càng thấy rõ hơn là An Dương Vương quả đúng là
con của vua Thục, vì Thục ngữ, Thái ngữ, Việt ngữ đều do Mã Lai ngữ mà
ra cả.
Xin nhắc lại rằng nước Thục rất văn minh, ít lắm cũng bằng Trung Hoa
vào thuở đó và có vài nét, họ hơn hẳn Trung Hoa vì thuở mất nước, họ đã
biết nghề sơn mài, còn Trung Hoa thì chưa biết món tương Tàu, thật ra là
phát minh của dân Thục. Đất Cao nguyên của họ là quê hương của đậu
nành chớ không phải đất Tàu.
Di cư đến Hoa Nam, họ hoạt động rất mạnh, lập ra một thành phố lừng
danh vào thuở ấy là Đại Phố, và hoạt động được nhờ sự kiện đồng chủng
đồng ngôn ngữ với dân Tây Âu.
Họ tài ba lắm, nhưng không lấy nước lại được bao giờ vì khí hậu của
Thục hợp với người Trung Hoa thuở ấy nên Hoa chủng di cư vào Thục rất
đông, nên ảnh hưởng Trung Hoa ở đó quá mạnh, địa phương bị diệt quá
nhanh chóng.