Dưới đời Đường, một viên thứ sử (hay thái thú) ở Giao Chỉ là người
Nhựt Bổn (theo sử Tàu). Ông ấy có công lớn với nhà Đường vì đã đánh dẹp
được cuộc xâm lăng của dân Thái vào thượng du Giao Chỉ.
Thế là rõ, đến nhà Đường họ mới xâm lăng, nhưng không thành công. Họ
lại xâm lăng lần thứ nhì nữa, thành công, nhưng rồi cũng bị Cao Biền tiêu
diệt. (Mà đó là Thái Vân Nam, khác với Thái Tây Âu).
Nhưng tại sao hiện nay họ có mặt đông đảo tại thượng du? Ấy là vì vào
thế kỷ XIII thì Tàu lấn đất quá khốc liệt, họ liều chết mà xâm lăng bất kỳ
đất của ai, vì Tàu rượt theo họ bén gót. Họ lập ra hai quốc gia Xiêm và Lào
chính vào thời đó.
Còn ta thì không chống xâm lăng được vì dân ta không lên trên ấy được
bởi sợ khí hậu ở đó, nên ta đành để vậy, dụ dỗ họ và cho quan thổ ty lên cai
trị họ mà thôi.
Và chứng tích vững như trụ đồng là người ta vừa đào được cổ vật loại
Đông Sơn ở Thượng du Bắc Việt mà chúng tôi đã nói đến ở chương trước,
đồng tuổi và đồng loại với cổ vật lưu vực Hồng Hà và khác cổ vật Lưỡng
Quảng. Hai dân tộc Việt Thái đều có chung văn hoá trước Tây lịch và đều
Mã Lai với nhau cả, nhưng chính vì họ chia thành hai dân tộc nên cổ vật
Lưỡng Quảng mới có tánh cách khác cổ vật Việt Nam.
Thế là rõ. Trước Tây lịch và liền sau Tây lịch, Thái vẫn chưa có mặt ở
Thượng du Bắc Việt và nước Tây Âu với nước Âu Lạc là hai nước phân
minh đồng chủng tộc, nhưng khác dân tộc. Và không có lý do để lẫn lộn
Tây Âu và Âu Lạc nữa.
Nhưng nếu chủ trương theo chúng tôi thì làm sao cắt nghĩa nổi sự kiện
người Thái Thượng du Bắc Việt thờ hai bà Trưng?
Quả thật thế, người Pháp đã tìm thấy đền thờ hai bà Trưng trong vùng đất
Thái thượng du ngày nay, đền rất nhỏ và việc phụng tự cũng lôi thôi, nhưng