NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 356

Nhưng tại sao đồng chủng Mã Lai với nhau mà Mã Lai, Thái lại vừa có

Thái trắng, vừa có Thái đen, và vài nhóm Thái khác, được ta và Tàu gọi là
Thổ và Lô Lô cũng rất trắng?

Đó là một bí mật tưởng không thể cắt nghĩa trôi, nhưng cũng có thể cắt

nghĩa được.

Trước khi dân Mã Lai di cư sang nước Nhật thì nước đó là của người Ai

Nô mà Nhật gọi là Hà Di. Người Ai Nô thuộc chủng da trắng. Giữa Trung
Hoa và Nhựt Bổn có một dãy đảo nhỏ, các đảo Lau Cầu. Người Ai Nô làm
chủ nước Nhật thượng cổ hẳn cũng có mặt ở Trung Hoa, và một cuộc hợp
chủng giữa Mã Lai, Trung Hoa và Ai Nô hẳn có xảy ra.

Mã Lai Nhựt Bổn rất trắng, chính nhờ sự hợp chủng đó.

Một địa bàn Âu nữa ở phía Tây nước Tàu xưa. Đó là Tứ Xuyên ngày nay

và Cổ Thục xưa. Các nhà chủng tộc học cho biết rằng người Tàu Tứ Xuyên
là người Hoa gốc Thái. Chúng tôi học cổ ngữ Ba Thục và cũng thấy như
vậy. Đó là không kể địa bàn Vân Nam mà ai cũng biết.

Thế thì địa bàn của Thái liên tục và lớn hơn địa bàn Lạc, nhưng chỉ toàn

vùng núi rừng.

Lúc mới đi học cổ ngữ Ba Thục tại Sài Gòn, chúng tôi thấy danh từ Cổ

Thục quá giống danh từ Việt, chúng tôi ngỡ họ là hậu duệ của lính của An
Dương Vương, nhưng xét kỹ ra thì không phải.

Người Hẹ di cư tới Sài Gòn là di cư thẳng từ Quảng Tây chớ không phải

là hậu duệ của lính An Dương Vương. Hơn thế, cổ ngữ Ba Thục, cổ ngữ
Tây Âu và kim Việt ngữ đều giống kim Mã Lai ngữ. Như vậy là đồng gốc
Mã Lai mà ra, chớ không phải Khách Gia bên Tàu nhờ là hậu duệ của An
Dương Vương nên biết tiếng Việt, hậu duệ nầy của An Dương Vương ở lại
Cổ Việt để thành Lạc Việt hoặc để thành Thái thượng du, trước cuộc xâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.