lăng Thái đời Đường. Khách Gia đó là con cháu thẳng dòng của dân nước
Ba và nước Thục.
Ta cần đặt ra câu hỏi nầy: “Khi An Dương Vương bị Triệu Đà diệt, có thể
nào mà lính của ông ta chạy thối lui về Quảng Tây để hai ngàn năm sau di
cư tới Chợ Lớn hay không?”.
Ta trả lời dễ dàng rằng không có, vì sử chép rằng ông ấy trị vì tới 49 năm.
Sau 49 năm không còn người lính nào mà còn tại ngũ được cả. Ông ta đã
thu nạp các Lạc Tướng của Hùng Vương được rồi thì hẳn ông ta cũng
không có mộ thêm người Ba Thục trẻ di cư xuống Tây Âu để bổ sung cho
lính già mà có vấn đề chạy thối lui.
Như vậy người Khách Gia ở Chợ Lớn không hề biết tiếng Việt Nam
trước khi di cư tới Nông Nại Đại phố hay Chợ Lớn và họ không phải là con
cháu của lính An Dương Vương.
Nếu có những người lính quá già còn sống sót vào đời Triệu Đà, họ cũng
không chạy đi đâu cả vì cái lẽ là họ đã quá già, đã thành người Lạc Việt rồi.
Con cháu của họ cũng đã bị đồng hoá với Lạc Việt nên chẳng chạy đi đâu
hết.
Thế thì Ba Thục là Âu tức Thái, mà Thục, Âu, Lạc gì cũng là Mã Lai tuốt
hết.
Nếu việc đối chiếu sọ không nói lên gì được đối với những người không
chuyên môn thì chương đối chiếu ngôn ngữ sẽ cho thấy cổ ngữ Ba Thục, cổ
ngữ Tây Âu là một với kim ngữ Việt Nam, tất cả đều là Mã Lai.
Chúng tôi lại tìm ra một địa bàn khác của cái chi Âu nầy vào thời Chiến
quốc, ở dưới sông Dương Tử một chút. Tả Khâu Minh có nói đến một nước
La, một dân tộc La dưới đời Chiến quốc, lập quốc đối diện với một nước