của dân tộc Bộc Việt, tại cái nơi tên là bình nguyên Vân Mộng, ở gần hồ
Động Đình.
Danh xưng La ấy, ngày nay cũng còn và Tàu dùng để chỉ dân Lô Lô, tức
cũng là dân Âu, tức Thái (xin xem chương sau về địa bàn cổ thời của chi
Lạc).
Địa bàn Quý Châu thì khỏi phải thắc mắc vì Nam Quý Châu hiện nay là
địa bàn của dân Thái. Một ông cố đạo Pháp cho rằng dân Thái ở Nam Quý
Châu là lính Thục của Tần Thỉ Hoàng, họ tàn sát hết đàn ông Miêu ở đó, rồi
lấy đàn bà Miêu, sanh con đẻ cháu đến ngày nay.
Đó là một ức thuyết sai hoàn toàn. Quý Châu là địa bàn Lạc Thái từ thời
thượng cổ, bằng vào một quốc gia mà sử nhà Thương cho biết tên là nước
Quỹ Phương.
Sử Tàu cho biết nước Quỹ Phương ở phương Nam của họ, cái phương
Nam đó, rất là đích xác, nhưng các sử gia của ta chỉ giữ có một chữ Nam,
rồi phỏng đoán lung tung.
Nước Quỹ Phương nầy được họ nói đến hồi thời nhà Thương, chớ không
phải về sau nầy, mà như thế thì cái phương Nam ấy là phương Nam của địa
bàn thứ nhứt của Hoa chủng ở đất Việt đời Hạ mà chúng tôi đã có trình bày
rõ ở chương “Nguồn gốc Hoa chủng” tức chương “Chủng Trung Mông Gô
Lích”, đó là phương Nam của đất Kinh Man, nơi mà đến đời Chu người
Tàu lai Việt ở đó lập ra nước Sở.
Tuy nhiên, vẫn chưa biết nước Quỹ Phương ở đâu.
Sử Tàu chép rằng họ có đánh giặc với nước Quỹ Phương đó dưới đời nhà
Ân, tức mạt diệp của đời Thương. Không nghe thắng bại sao cả, Tuy nhiên,
cuộc chiến tranh đó cũng cho ta đoán biết rằng nước Quỹ Phương hẳn phải
văn minh và tài giỏi, vì có bằng chứng rằng sau chiến tranh, họ còn y