nguyên là một nước, chớ không có bị Trung Hoa tiêu diệt y như bất kỳ nước
nào đã đánh nhau với Trung Hoa, trừ Đại Hàn và Việt Nam.
Quả thật thế, đến đời Chu thì sử Tàu lại chép rằng một dòng quý tộc
Trung Hoa đã cưới con gái nước Quỹ Phương làm vợ, sanh con, và cháu
của y, về sau là Hùng Dịch, được vua nhà Chu phong cho ở nước Sở.
Sử Tàu không hề nói phong cho Hùng Dịch về quê ngoại hay quê cố
ngoại y, tức nước Quỹ Phương không phải là nước Sở. Đó là bằng chứng
Quỹ Phương không ở trong đất Việt Kinh Man, mà ở dưới nữa. Và đó là
dấu hiệu văn minh thứ nhì của nước Quỹ Phương; vì quý tộc Trung Hoa
hẳn đâu có cưới gái Miêu quá xấu xí để làm vợ.
Kể ra thì cổ sử Tàu có nói đến hàng trăm nước mà nhiều nước nay không
biết ở đâu, nhưng ta thích tìm biết Quỹ Phương vì nước đó bị tình nghi là
nước Việt Nam cổ thời, bởi trong truyền thuyết của ta, có chuyện Phù Đổng
Thiên Vương đánh giặc Ân, và có truyền thuyết nói tên nước ta xưa là Xích
Quỷ.
Sách địa lý Tàu Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ ngày nay, khẳng định
rằng nước Quỹ Phương đích thị là tỉnh Quý Châu, Quỷ biến ra Quý.
Xét ra thì không đúng. Bên Tàu có câu tục ngữ tả tỉnh Quý Châu, na ná
như thế nầy: “Xứ đi ba thước thì gặp núi, đã ba ngày không thấy mặt trời
một lần”.
Một vùng đất như vậy, khó lòng mà giúp cho một dân tộc nào đó dựng
lên một nước khá văn minh được tại nơi ấy.
Bắc Quý Châu, hiện nay là địa bàn của người Miêu, mà có lẽ xưa kia
cũng thế. Người Tàu không sống nơi đó được, trừ ở tỉnh lỵ và các huyện lỵ,
thì họ không giành làm gì với người Miêu, và nhờ thế mà cho đến nay, qua
năm ngàn năm rồi mà Miêu tộc cứ còn đất rất nhiều.