Trong khi đó thì một nhóm trí thức khác lại cứ nhận càn Đông Sơn là tổ
tiên ta, nhưng loại trừ tánh cách Mã Lai của nền văn minh ấy, vì chính họ
cũng không nuốt trôi sự kiện ta là Mã Lai.
Nhưng thà là phủ nhận như V. Goloubew, chớ nhận nửa chừng sao được
hở các ông, vì Mã Lai dính chặt như keo sơn vào nền văn minh Đông Sơn
làm thế nào mà các ông hất cẳng nó ra được.
Nhà bác học V. Goloubew nuốt không trôi, mà một số trí thức ta lại càng
nuốt không trôi hơn ông ấy nữa, vì họ thấy ta khác Mã Lai quá xa, khác như
nước với lửa, thì làm thế nào ta là con cháu Mã Lai được. (Chúng tôi chỉ
nói đến trí thức, vì mặc dầu câu chuyện xảy ra từ năm 1920, nhưng đến nay,
đa số dân chúng cũng chẳng ai hay biết gì hết. Thỉnh thoảng có một vài bài
báo Việt có tánh cách phổ thông, kể câu chuyện đó, nhưng cũng ít người
buồn xem lắm).
Trí thức ta không nuốt trôi cái vụ Mã Lai đó, thế mà đa số lại càng nhận
nền văn minh ấy là của tổ tiên ta, cái mới là mâu thuẫn. Họ thấy nó rực rỡ,
không nhận thì uổng lắm, nhưng nhận mà chỉ nhận nửa chừng, tức phủ
nhận tánh cách Mã Lai, mặc dầu tánh cách ấy rất rõ rệt.
Có người nói rằng người Pháp họ ác ý nên mới phủ nhận nền văn minh
rực rỡ ấy là của tổ tiên ta. Sự thật thì không phải thế. Ông V. Goloubew là
người Nga chớ không phải là người Pháp.
Mười năm sau ông V. Goloubew, một ông Tây khác ra đời. Đó là ông O.
Jansé.
Nói ra đời thì không đúng, vì ông nầy là người cũ, lâu năm hơn cả ông V.
Goloubew nữa, nhưng ông ta đã nín đi mười năm mới lên tiếng.
Ông O. Jansé là trưởng phái đoàn mà Viện Bác cổ Viễn Đông Hà Nội đã
gởi xuống Thanh Hóa để thám quật các cổ vật nói trên. Các cổ vật ấy đã
được dân chúng tìm thấy từ năm 1920, và tiếng đồn thấu đến tai hai ông H.