Chữ Việt thứ nhì là Việt bộ Mễ, dùng để chỉ dân Việt ở nước Sở, tức là
thứ dân Việt hỗn độn trong đó có chi Âu mà cũng có chi Lạc.
Nhưng đến thời Việt Câu Tiễn thì họ biết rõ là có hai chi, nên lại dùng
chữ Việt thứ ba là Vượt, để chỉ dân Câu Tiễn.
Lúc đánh dẹp hai bà Trưng, họ cũng lại biết dân ta thuộc chi Lạc, tức chi
ở Cối Kê, nên lại dùng chữ Việt thứ ba cho dân ta. Còn với dân Âu ở Quảng
Đông thì họ dùng chữ Việt thứ nhì là chữ Việt xô bồ, với mục đích phân
biệt chi Lạc với chi Âu.
Sự phân biệt ấy không cho phép ta lầm lẫn nước Nam Việt của Triệu Đà
với nước Âu Lạc của ta vì Việt Quảng Đông viết với bộ Mễ ngay từ thuở
đó, chớ không phải mới được sửa đổi từ ngày vua Quang Trung đòi hỏi cái
đất Nam Việt ấy mà nghi rằng họ sửa đổi để dễ chối cãi.
Việt và Thái cùng một gốc mà ra, là hai chi của Mã Lai chủng thì có
tương đồng giữa Việt và Thái, không cần phải cắt nghĩa, hơn thế, không nên
cắt nghĩa sai như các nhà bác học Âu Châu. Thấy ngôn ngữ Việt và Thái
giống nhau, họ cứ nói là ngôn ngữ ta do gốc Thái mà ra, trong khi đó thì sọ
của ta lại gần gốc tổ Mã Lai hơn là sọ của Thái thì đáng lý ra họ phải nói
ngược lại. Và như thế thì cuộc sắp loại các ngôn ngữ Á Đông của các nhà
ngôn ngữ học quốc tế đã sai cả, phải thay tên “Nhóm ngôn ngữ Thái” bằng
tên “Nhóm ngôn ngữ Việt Nam” mới đúng.
Chủ trương của chúng tôi chỉ vì sự thật khoa học mà thôi chớ không có
mục đích tranh ăn trên ngồi trước với một dân tộc đồng chủng làm gì
Vả lại, như sẽ chứng minh, Âu hay Thái hay Việt Nam gì cũng đều là Mã
Lai hết thì không có ai ở trên ai cả.
Nhưng các ông không biết điều đó, ngỡ Thái và Việt Nam thuộc hai
chủng riêng thì cũng cho qua đi, nhưng tại sao họ cứ bắt ta làm học trò của