Hẳn ông không biết rằng Indonésien là Cổ Mã Lai và hẳn ông cũng
không biết Thái thuộc Cổ Mã Lai. Nếu ông biết mà còn nói thế thì hoá ra
Thái có lai giống với Thái là nghĩa làm sao?
Sọ và ngôn ngữ Miêu khác hẳn sọ và ngôn ngữ của Mã Lai, không nên
thấy Miêu kém mở mang mà gọi họ là Cổ Mã Lai được.
Tóm lại, đọc sách của các ông Tây ngày nay, ta vẫn phải cẩn thận y như
đọc sách các ông Tàu có đã hai ngàn năm vì cả hai ông thầy ấy của ta đều
ăn nói lộn xộn.
Tác phẩm của Benedict được giới khoa học xem là một khám phá quan
trọng về chủng Thái, nhưng tác giả chỉ đúng về mặt ngôn ngữ để làm cái
việc khám phá đó. Công của ông có lớn thật, nhưng ông cứ còn gây ngộ
nhận với danh xưng Indonésien mà ông biến thành danh từ với cái nghĩa
“man di”.
Riêng nhà bác học G. Coedès thì dùng danh xưng Indonésien để chỉ Lạc
trong câu: “Người Thái và người Indonésien, trước khi Nam thiên, bị chủng
Cơ Me chọc thủng vào giữa khối và chia họ ra làm hai, một cánh đi về phía
Bắc đến Quý Châu, đó là cánh Thái, một cánh đi về phía Nam, đó là cánh
Indonésien.
Ở đây danh xưng Indonésien của ông G. Coedès rõ ràng là ám chỉ chi
Lạc không còn ngờ gì nữa. Tuy nhiên, ông vẫn sai về sự kiện, vì thật ra thì
không hề có việc Cơ Me chọc thủng cái khối đó. Cơ Me, từ Tây Khương
tiến ra ngoài, rồi thì rẽ ngay tay phải, xuống Vân Nam để tràn vào xứ Lào
ngày nay mà lập quốc ở đó, chớ không có bao giờ ra tới Quảng Tây nữa,
chớ đừng nói là ra tới biển thì việc tách hai cái khối Thái Việt đó không bao
giờ có xảy ra. (Nước Chơn Lạp ban đầu nằm tại đất Lào ngày nay).
Nhóm bác học Viễn Đông Bác Cổ gồm người nghiên cứu văn minh Cao
Miên đông hơn nghiên cứu văn minh Trung Hoa, vì người Âu Châu có