NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 369

Truyền thuyết nầy không cho thấy dây liên hệ nào của người Mường và

người Thượng với hai nhơn vật của truyền thuyết, mà chỉ có sự kiện lên núi
rừng, mà sự kiện nầy cũng ăn khớp với chi Âu, nhưng với chi Âu thì nó lại
ăn khớp hơn vì còn dây liên hệ ở danh tự xưng Âu và Lạc.

Như ta vừa thấy, địa bàn của chi Âu của chủng Mã Lai toàn là địa bàn núi

rừng, còn địa bàn của chi Lạc thì toàn là địa bàn sông biển. Lạc Long Quân
ở đây là chi Lạc, còn Âu Cơ là chi Âu, cả hai đều ở trong chủng Mã Lai.

Và ta có thể đoán được thời điểm ra đời của truyền thuyết. Truyền thuyết

ra đời từ ngày dân Cửu Lê tách ra làm hai chi rõ rệt, chi Âu và chi Lạc. Sự
ly khai ấy có lẽ xảy ra sau khi Cửu Lê bị Hiên Viên đánh đuổi, toàn thể Âu
vượt sông Hoàng Hà, nhưng Lạc thì chia hai, một số vượt Hoàng Hà, một
số theo đường biển sang Đại Hàn, Nhựt Bổn, Đài Loan, Hải Nam và Đông
Nam Á lục địa, tức Đông Dương. Ta sẽ thấy khoa khảo tiền sử chứng minh
như vậy.

Rời đồng bằng Hoa Bắc rồi thì Âu chiếm địa bàn núi rừng ở Hoa Nam

cho tới ngày nay, còn Lạc thì vừa chiếm địa bàn sông ngòi Hoa Nam vừa
chiếm địa bàn sông ngòi ở các đất mới.

Và danh xưng Âu có lẽ xuất hiện ngay từ thời Hiên Viên đó.

Truyền thuyết trên đây bị ai đó không rõ, hệ thống hoá quá rõ ràng đích

xác, làm như đó là sự thật, và Âu Cơ lại hoá ra là cháu năm đời của vua
Thần Nông là vua Tàu.

Nhưng trong thư tịch Trung Hoa cũng có ghi chép về thế phả Thần Nông,

lại không hề có cái tên Âu Cơ nầy. Sự kiện đó không có nghĩa là họ sai, vì
họ có thể chỉ chép con trai mà bỏ con gái.

Nhưng truyền thuyết của ta, bị lịch-sử-hoá, thấy rõ là sai. Ở hai châu

Kinh và Dương có hàng trăm ông vua vừa Tàu vừa Việt chớ không hề có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.