NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 408

Nhưng nên thận trọng. Trong các quốc gia gọi là Mã Lai, có 5 nơi có mặt cả hai

nhóm: Đó là Chàm, Phi Luật Tân, Célèbes, Nhựt và Việt, thành thử tiếng Mã Lai ở 5
nơi đó lại hỗn hợp một cách khá giống như ở Việt Nam hay Nhựt Bổn tức có cả hai
thứ phương ngữ pha trộn nhau, và bằng vào số lượng danh từ của đợt I hay đợt II thì
ta biết ở các nơi đó đợt nào đa số.

Thí dụ ở Cổ Việt Nam thì đợt I, đợt vua Hùng Vương, đa số, ở Chàm thì đợt II đa

số.

Ta sẽ thấy chi tiết ở các chương sau và có bằng chứng chắc chắn là vua Hùng

Vương và Bắc Chiêm Thành là thuộc đợt I. Dân nào thuộc đợt I hay đợt II đều có thể
truy ra được, nhờ thế, và việc kiểm soát ngỡ là khó khăn lắm, lại thực hiện một cách
hoàn hảo. Cả các thứ cổ ngữ Á Đông cũng học được, thế lại còn dễ kiểm soát hơn,
miễn là chịu bỏ công học hỏi.

Ta có thể nói rằng cái bọn Hoa Bắc mà Tàu gọi là Lê, là Lạc, là dân Âu tức Thái,

dân Khuyển Nhung mà hậu duệ là Mân, Miến Điện, Khơ Me và Tàu phiên âm là rợ
Khel (Khương).

Còn toàn thể Mã Lai Hoa Nam mà Tàu gọi là Việt, chớ không là Lê, là Lạc, đều

thuộc một thứ người, người Nam Dương hiện nay.

Chúng tôi đã đưa ra một bằng chứng. Tên của một viên tướng nước Sở, sau lên tới

chức Lịnh Doãn, là Nậu Ô Đồ.

Nhân danh Nậu Ô Đồ được viết bằng chữ Tàu, nhưng viết theo ngôn ngữ Sở, tức

phiên âm.

Sử Tàu giải thích rằng cái nhân danh Nậu Ô Đồ có nghĩa là Bú vú của cọp. Đọc

theo Quan Thoại thì đó là Nâu Sú Sù, mà Nâu Sú Sù là Mâu Sú Sú của Nam Dương,
tức cũng là Bú vú cọp.

Mâu = Cọp
Sú Sú = Vú, sữa

Hai thứ Mã đó khác nhau chút ít, nhưng có một số danh từ chúng lớn lao như Sú

Sú đã cho ta thấy. Ta nói Vú, nói Sữa gì cũng do Sú Sú mà ra cả chớ không hề do chữ
Nhũ của Tàu như nhiều học giả đã quả quyết. Sử Tàu phải phiên âm là Nậu Ô Đồ chớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.