Lưỡi rìu có tay cầm bằng đồng
pha tìm được tại Núi Voi (Bắc
Việt).
Lưỡi rìu hình chữ
nhựt bằng đồng pha
tìm được tại Quỳnh
Xá (Bắc Việt).
Lưỡi rìu có tay cầm bằng
đồng pha tìm được tại một
kinh đô cũ của nhà Thương,
có lẽ là Triều Ca, khác hẳn
loại lưỡi rìu có tay cầm cũng
bằng đồng pha của Lạc Việt.
Xin so sánh với hai lưỡi rìu y hệt như thế mà bằng đá mài, ở đoạn trước.
Ta phải kết luận sao đây?
A) Chỉ có Bắc Việt, cả hai đợt di cư mới đều có hai loại lưỡi rìu bằng đồng
pha, còn ở các địa bàn di cư khác thì không, kể cả ở Nhựt Bổn cũng không.
Thế nghĩa là bọn Mã Lai (Lạc di cư) văn minh nhứt tại Bắc Việt, chớ không
phải tại các nơi khác.
B) Lưỡi rìu chữ nhựt đồng pha là của bọn sau, tức dân của Câu Tiễn. Câu
Tiễn đã làm Bá một thời ở Hoa Nam thì ông ấy không thể quá kém mà được
địa vị đó. Vậy lưỡi rìu chữ nhựt bằng đồng pha, hẳn phải đã có rồi ở Cối Kê,
tức có trước khi bọn đợt sau di cư xuống Cổ Việt.
C) Đợt trước có phải học kỹ thuật đồng pha của đợt sau hay không? Không, vì
chúng tôi đã có bằng chứng rằng vua Hùng Vương tuy không có trống đồng,
vẫn đã biết nghề đồng trước khi bọn sau tới.