NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 425

Vì kỹ thuật ấn loát và làm bản kẽm của chúng tôi kém, nên xin mời quý vị so sánh

hai loại đồ gốm ấy bằng cách đọc hai quyển sách L’Art de la Chine của nhà xuất bản
Larousse và Introduction à l’art ancien du Viet Nam của ông Trần Văn Tốt, Sài Gòn,
1967, mà chúng tôi không trích đầy đủ hình ảnh ở đây được.

Thuyết “Lịnh ông, cồng bà” của giáo sư Kim Định thì gián tiếp nói đến cuộc hợp

chủng Hoa Việt ở Hoa Bắc. Nhưng nếu không có thuyết đó mà chỉ có thuyết Tàu
cướp văn minh Việt
ở Hoa Bắc, ta vẫn phải hiểu là có hợp chủng bởi một nền văn
minh phải học lâu lắm mới tiêm nhiễm được, chớ không phải chỉ thoáng thấy trong
trận Trác Lộc là cóp được ngay. Mà muốn học lâu, phải có sống chung lâu, phải có
hợp chủng.

Nhưng sọ Tàu Hoa Bắc lại không mang yếu tố Mã Lai, cũng không có yếu tố nào

khác hơn là một yếu tố da trắng bị tình nghi là Nhục Chi. Yếu tố đó không phải là
Viêm vì theo định nghĩa của giáo sư thì Viêm là Lửa, là Nóng (và quả đúng như vậy).

Nhưng dân Nhục Chi lại không phải là dân xứ nóng. Ở Hoa Bắc cũng thế. Không ở

đâu mà có một chủng tên là Viêm hết, hoặc mang ý nghĩa là dân xứ nóng hết để rồi
tràn tới Hoa Bắc và bị Tàu gọi là Viêm tộc.

Hoạ chăng là có ta, dân Việt Nam. Nhưng phiền lắm là ta lại từ bên Tàu, tận Hoa

Bắc mà sang đây.

Ở đây cần giải thích rõ vấn đề. Khi một quốc gia bị xâm lăng, chắc chỉ có một số

người là chạy đi, chớ không phải tất cả đều chạy đi. Đó là tình trạng đã xảy ra ở Hoa
Nam mà một số Mã Lai quá lớn lao ở lại để lai giống và bị đồng hoá.

Nhưng ở đây sao Cửu Lê phải chạy đi hết? Vì đây là lần đầu tiên mà Tàu thấy dân

lạ, Mã Lai cũng thế. Như vậy thì phải một còn một mất, có ai muốn ở cũng không ở
được, nhưng thật ra thì không có ai muốn ở cả, vì sự lạ lùng nó làm cho kẻ thua khó
chịu. Kẻ thắng đã tàn sát cũng chính vì khó chịu và bỡ ngỡ, mà càng bị tàn sát thì kẻ
thua lại càng có lý do để chạy đi hết, không như ở Hoa Nam mà họ đã có dịp trông
thấy nhau từ đời Hiên Viên đến đời nhà Hạ.

Dân Mã Lai hiếu chiến và dữ tợn có tiếng trên thế giới mà hiện nay sự kiện ấy còn

thấy được nơi các nhóm Cổ Mã Lai ở Phi Luật Tân. Còn các vua Tàu thì không có
phải là vua hiền vua thánh gì hết như sử họ đã chép đâu. Cả đôi bên đều dữ tợn, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.