NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 435

Trước hết ta nên hình dung ra nước Ấn Độ. Đó là một hình tam giác mà

một mũi nhọn chĩa thẳng xuống hướng Nam.

Ở các góc của hình tam giác ấy, ngày nay các nhà ngôn ngữ học, các nhà

chủng tộc học, các nhà dân tộc học đều tìm thấy dân Mã Lai thuần chủng.

Ở phía cực Tây, tại biên giới Ấn Độ - Ba Tư (nay thuộc quốc gia

Pakistan, từ ngày Ấn Độ tách ra làm hai), còn một nhóm thiểu số tên là
nhóm Brahouis. Tại phía cực Nam, nay là tiểu bang Madras, còn một nhóm
thiểu số tên là nhóm Nilgiri. Tại cực Đông còn một nhóm thiểu số tên là
nhóm Naga, thuộc tiểu bang Assam.

Nói là thiểu số nhưng riêng nhóm Naga đông cũng bằng toàn dân số ở

Trung Việt, và khi Ấn Độ thu hồi độc lập thì họ nổi lên đánh du kích và
cũng đòi độc lập. Họ đánh quá dữ, nên ông Nê Ru phải cho họ tự trị trong
liên hiệp Ấn, nhưng họ từ chối cho đến năm 1965 thì hai bên đã không còn
liên lạc ngoại giao với nhau nữa và nay không biết thế nào. Cũng nên biết là
Trung Hoa đã thò tay tới đó và đã lập ra một hội tên là Hội bạn của người
Naga
, và tương lai của dân Naga chắc không xán lạn lắm như họ muốn,
mặc dầu họ đã có “bạn”.

Ba nhóm thiểu số đó là Mã Lai thuần chủng. Nhưng một nhà bác học,

ông Przyluski, lại tìm được dấu vết của một nhóm Mã Lai thuần chủng ở
ngay trung ương Ấn Độ, đó là nhóm Salva, thờ mặt trời và nai y như dân
Đông Sơn.

Sự kiện ở cả ba góc và ở trung ương đều có mặt họ, mỗi góc cách xa

nhau hơn ba ngàn cây số, chứng tỏ rằng hồi thái cổ, họ làm chủ cả Ấn Độ,
chớ không phải là họ chỉ làm chủ của bốn xó ấy mà thôi.

Dân Mã Lai chủ đất Trung Hoa lập ra nhiều quốc gia có địa bàn liên tục,

thì không có lý nào di cư sang Ấn Độ lại ở cách xa nhau trên ba ngàn cây
số, để chỗ trống ở giữa các nhóm cho các chủng tộc khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.