cự mãnh liệt, người Ấn không bao giờ chiếm được đất phương Nam của họ
cả.
Suốt lịch sử gồm hơn bốn ngàn 500 năm của Ấn Độ, họ có thống nhứt
được hai lần, một lần dưới trào Ashoka, vào năm 322 T.K. và một lần dưới
trào Akbar vào năm 1556 S.K. nhưng ba nhóm Dravidien lớn là nhóm
Cholas, nhóm Cheras và nhóm Pandyas đều thoát khỏi cuộc thống nhứt ấy
về mặt chánh trị.
Họ chỉ bị nhiễm văn hoá Ấn Độ mà thôi, và bị lai giống lần hồi, đến nay
vẫn chưa xong cuộc hợp chủng, chớ không hề bị trực trị.
Sở dĩ hiện nay họ phải nằm trong quốc gia Ấn Độ là vì khi người Anh rút
lui thì họ trao trả toàn cõi cho phe của ông Nê Ru, tức trao trả bậy bạ. Rồi
thì phe ông Nê Ru dùng sức mạnh để ngăn Malayalam trở về sự độc lập
như xưa, nhưng phao lên rằng là ngăn ly khai.
Thuở ấy có bốn nhóm không bằng lòng cuộc trao trả kỳ dị như vậy và đòi
độc lập:
1. Nhóm Tích Lan. Đối với nhóm nầy thì ông Nê Ru nhượng bộ vì
họ ở ngoài đảo mà ông ta thì không có tàu bè gì hết.
2. Nhóm Naga, ông Nê Ru không nhượng bộ. Nhưng quân đội của
ông ta đánh mãi mà không thắng được bọn ấy nên ông ta lờ đi.
3. Nhóm Hyderabad. Nhóm nầy đã lai Ấn Độ rất đậm, nhưng họ đã
lập quốc riêng từ 4 ngàn năm rồi, nên họ ly khai. Ở đây thì mới gọi
được là ly khai vì Hyderabad giống hệt như nước Sở của Tàu, một
quốc gia lai giống và đã hùng cường, và cũng ly khai từ ngày xưa.
Ông Nê Ru đã xua quân đánh nhóm Hyderabad. Vì nhóm ấy nằm
trong ruột của Ấn Độ, tức yếu thế nên phải bại trận.
4. Nhóm Nam Ấn thấy Hyderabad mạnh hơn mà vẫn thua, nên
không dám rục rịch. Nhưng sau đó khi ông Nê Ru lấy phương ngữ
Hindi làm thừa ngữ cho toàn quốc, bỏ ngôn ngữ 5 ngàn năm của họ,