NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 446

Tại sao giai cấp Bà La Môn ở Kerela còn trắng da mà ở Bắc Ấn thì đã

đen? Vì giai cấp ấy đến Kerela truyền đạo sau rốt hết, chỉ lối 2.500 năm nay
mà thôi, nên họ còn giữ được chủng của họ, còn ở Bắc Ấn thì cuộc chung
đụng giữa Mleech'a và Aryen đã xảy ra từ quá lâu đời (5.000 năm) không
còn ông Bà La Môn nào thoát đen được cả.

Hiện nay, nhìn vào một bức dư đồ phân phối ngôn ngữ, ta thấy dân

Mleech'a Dravidien còn chiếm được tới một phần ba đất đai Ấn Độ với bốn
nhóm ngôn ngữ sau đây: Télégu, Kannara, Tamoul và Malayalam. Ngôn
ngữ Tamoul chiếm hết phân nửa khác, dân Tích Lan nói tiếng Bắc Ấn
Aryen sai bậy đến nát bét hết.

Đã bảo trừ giai cấp Bà La Môn có xuống Nam Ấn truyền đạo, còn giai

cấp khác thì không nhưng sao lại có bọn nói tiếng Bắc Ấn nầy? Đó là phu
trồng trà do người Ăng Lê đưa xuống khi họ chiếm Tích Lan vốn là Mã Lai.
Người Ấn Độ siêng năng hơn người Tích Lan vốn là Mã Lai, nên Ăng Lê
đã dùng phu người Ấn và hiện họ chiếm 50% dân số ở Tích Lan.

(Từ ngày thu hồi độc lập, chánh phủ Tích Lan đã đuổi người Ấn về Ấn,

nhưng chánh phủ Ấn lại không nhận dân bị đuổi thành thử dân Ấn ở đó
không có quốc tịch vì dân Tích Lan không cho họ vào quốc tịch Tích Lan).

Tình trạng của chủng Dravidien y hệt như Việt Nam, tức phải chịu văn

hoá Ấn Độ, như ta phải chịu văn hoá Tàu, nhưng giữ được ngôn ngữ. Có
khác là họ đã bị nước Ấn Độ của ông Nê Ru thôn tính họ, sau hàng ngàn
năm họ độc lập, còn ta thì nay độc lập, sau một ngàn năm bị trị.

Nhưng người ta tiên liệu rằng thế nào rồi họ cũng tách rời ra. Khi một

trăm triệu người và khi 1/3 đất đai và dân số muốn ly khai thì rất khó giữ họ
lại trong một nền thống nhứt nhị chủng mà chủng lép vế lại chưa bị đồng
hoá hẳn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.