NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 448

đám rước âm vật (làng Đồng Kỵ), còn chơi trò tranh giành Nõn Nường
dân miền Trung gọi là Lỗ Lường.

Người ta cứ ngộ nhận đó là tục của tù binh Chàm bị Việt hoá, nhưng

không phải thế, những trò ấy xảy ra ngay tại Bắc Ninh và Phú Thọ, trung
tâm văn hoá Lạc Việt, tù binh Chàm chỉ được cho định cư ở các làng quê
hẻo lánh để khẩn hoang, chớ đâu được ở Bắc Ninh, Phú Thọ.

Chúng tôi nói rằng Thái cũng là Mã Lai và tục Ném Còn của họ cũng chỉ

là dương vật và âm vật mà thôi.

Trong một đám cưới, ông mai phải cầm trái Còn (dương vật) ném cho lọt

vào một cái vòng tre bằng giấy mỏng tượng trưng âm vật còn màng trinh,
ném lọt vào được thì đám cưới mới cử hành được. Rồi sau đó thì trai gái
trong làng liền tiếp theo chơi cái trò chơi ấy, không còn tánh cách tôn giáo
như khi nãy nữa, nhưng cũng cứ là những hành động chúc lành cho đám
cưới.

Ta sẽ thấy tôn giáo đồng bóng ở một chương khác, có mặt khắp Đông

Nam Á, cũng mang tánh cách đó của chủng Mã Lai, mà Tây phương gọi là
tôn giáo Phiền thực (Religion de la fécondité) không bao giờ có trong thánh
kinh Phệ Đà.

Hiện tại, người ta thấy xã hội Mã Lai Kerela quá giống xã hội Mã Lai

Chàm.

Chàm có câu ca dao:

Đàn ông đi đánh giặc

Đàn bà đi săn sóc con cái

Dân Kerela cũng có một câu ca dao y hệt như vậy và dân Kerela vẫn cứ

còn theo mẫu hệ, mặc dầu họ trí thức nhứt trong nước Ấn Độ ngày nay. Ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.