Hồi đồng chủng với Ấn, thế mà vẫn còn đòi ly khai vì tôn giáo thì Nam
Ấn không có lý do không ly khai vì họ khác chủng.
Sự kỳ thị chủng tộc kể từ ngày ông Nê Ru cầm quyền, nổi bật lên rõ rệt
và được tiếp tục cho đến ngày nay.
Số là thâu thuế thì các tiểu bang thâu đều và đóng đều cho ngân sách
trung ương, rồi trung ương trợ cấp lại cho các tiểu bang để họ chi dụng.
Nhưng hễ tiểu bang nào thuộc chủng Malayalam thì bị nhận trợ cấp thấp
hơn nhu cầu rất xa, khiến dân phải đói. Tại tiểu bang Kerela, dân chúng mộ
đạo nhứt nước Ấn Độ, vậy mà có mấy năm họ quá đói nên họ bỏ thăm cử
cộng sản lên nắm quyền của tiểu bang.
Ông Nê Ru không biết làm sao giải quyết, bèn bắt bọn dân cử ấy mà hạ
ngục hết ráo.
Khi mà lãnh đạo Ấn thực thi chánh sách kỳ thị chủng tộc như vậy thì Mã
Lai Ấn Độ tất nhiên phải ly khai khi nào có dịp thuận tiện, và nước Ấn Độ,
đã bị lai với Mã Lai rồi, sao cứ còn kỳ thị với Mã Lai thì cũng lạ.
Đạo Bà La Môn là một tôn giáo mềm dẻo, chấp nhận cả thần thánh của
các tôn giáo khác để tồn tại và lãnh đạo họ trong một cuộc hỗ tương nhượng
bộ. Thế nên ngày nay ta mới thấy đạo Bà La Môn thờ thần Shiva, thờ
dương vật và âm vật, đó là thần thánh của chủng Mã Lai, tồn tại cả trong xã
hội Việt Nam ngày nay nữa chớ không riêng gì ở các xã hội theo văn hoá
Ấn Độ. Đạo Bà La Môn nguyên thỉ không có thần Shiva cũng không có thờ
âm vật, dương vật.
Ca dao và tục ngữ của dân ta đầy dẫy những câu hát tục tĩu và ở nhiều
làng còn thờ dâm thần, còn múa mo, âm vật và dương vật được thay bằng
cái mo và cây tre, còn gọi con trai là Chày, con gái là Sọt, y hệt như các
tiệm tạp hoá ở Ấn Độ bán chày và cối cho dân chúng mua về thờ, còn có