tiểu bang đó, số người mù chữ thấp nhứt nước tức họ giỏi hơn cả chủng
Aryen nữa.
Người Chàm tôn trọng chiến sĩ, người Kerela cũng tôn trọng chiến sĩ.
Giai cấp chiến sĩ, thuần chủng Malayalam, chỉ kém có giai cấp Bà La Môn
là giai cấp Ấn Độ thống trị mà thôi, ngoài ra họ đứng đầu tất cả mọi giai
cấp khác.
Nhưng dân Kerela lại không hề có đi chinh phục Chàm bao giờ cả. Họ
cũng chẳng có đi khai hoá Chàm. Đó là công việc của một nhóm Ấn khác.
Sự giống nhau ấy là do họ đồng chủng, đồng văn hoá với nhau, tự nhiên
mà giống chớ không phải vay mượn. Đành rằng về sau Chàm theo Ấn,
nhưng họ đã giống Nam Ấn sẵn rồi, thì sau đó mới theo văn hoá Ấn.
Các sử gia Pháp viết sử Chiêm Thành đều nói rằng sau Phạm Văn vài đời
thì người của nước Lâm Ấp do dự giữa văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn
Độ. Phạm Văn đã đưa văn hoá Trung Hoa vào nước Lâm Ấp rồi, từ vài
trăm năm trước đó.
(Họ do dự được là nhờ độc lập; chớ không bị trị như ta).
Nhưng rốt cuộc thì họ chọn văn hoá Ấn Độ.
Các sử gia Pháp không cắt nghĩa được sự chọn lựa kỳ dị ấy bao giờ, kỳ dị
vì Chàm đã trót theo văn hoá Trung Hoa rồi, và thấy văn hoá Tàu là cao.
Nhượng Tống làm ta có thể hiểu rằng vì văn hoá Ấn Độ thời đó đã mang
nặng nhiều yếu tố Mã Lai rồi, mà những yếu tố Mã Lai thì gần gũi với tâm
hồn người Chàm, Chàm vốn là Mã Lai.
Tại sao tất cả bao nhiêu thứ dân ấy đều đồng ngôn, đồng sọ, mà chúng tôi
không gọi chủng đó là chủng Nhựt Bổn, chủng Thục, chủng Âu hay chủng