NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 452

cảm ở điểm thứ nhì hơi vững hơn.

Ta đã thấy rằng dân nước Sở nói tiếng Mã Lai Nam Dương.

Mặt khác dân Mã Lai Hoa Bắc đợt I đi Ấn Độ hẳn phải đi tìm bọn đồng

ngôn. Thế thì Dravidien là một thứ người với Mã Lai Hoa Bắc.

Tuy cả hai thứ đều là Mã Lai, đều có một số danh từ chung nhưng vẫn có

một số danh từ riêng và bọn nói Chơn phải đi theo bọn nói Chơn, tức
Dravidien và Mã Lai Hoa Bắc nói Chơn, Hoa Nam và Nam Dương nói
Cẳng.

Chính vì hai thứ Mã Lai đó khác nhau nên khi rời gốc tổ là Hi-Malaya

một đàng sang Tây, một đàng sang Đông. Vậy là bọn gọi là đợt II ở Hoa
Nam di cư đến Trung Hoa trước bọn đợt I, và đồng lúc với bọn đi Ấn Độ.

Nhưng ở Trung Hoa họ không văn minh cao như ở Ấn Độ.

Ta cần xét lại thuyết của giáo sư Kim Định lần cuối cùng bằng cách

nghiên cứu hẳn chủng Miêu, coi chủng ấy có dính dáng gì đến chủng Việt
chăng để ông đặt tên là Viêm và định nghĩa rằng:

Viêm = Miêu + Việt, và

Tàu Hoa Bắc = X + Miêu + Việt

Cũng trong dịp nầy, ta có thể bác bỏ luôn ông Lê Chí Thiệp và ông

Nguyễn Bạt Tuỵ về nguồn gốc của dân ta.

Miêu không phải là một dân tộc mà là một chủng rất lớn có mặt ở khắp

nơi trên đất Tàu, nhưng không có mặt ở đâu nữa hết, trừ các nhóm di cư đến
thượng du Bắc Việt và Bắc Ai Lao cách đây mấy trăm năm.

Giáo sư Kim Định cho rằng một chủng tộc tên là Viêm = Việt + Miêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.