NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 461

nên ông lại phải học tiếng Thái vì người Thái có buôn bán, còn người Miêu
thì không.

Thành thử không là nhà ngôn ngữ chánh hiệu, ông vẫn để dành nhiều

chương sách cho ngôn ngữ Miêu, Dao, Thái. Hơn thế, ông còn nói rằng
Prozyluski đã lầm.

Ông Lê Chí Thiệp dựa vào Prozyluski nói trên viết: “Không thể cắt nghĩa

một cách hợp lý chỗ tương đồng giữa hai ngôn ngữ trên đây (Miêu và Việt
Thái) nếu không nhìn nhận sự đồng chủng của hai dân tộc”.

Cái tương đồng mà ông Lê Chí Thiệp nói đến là tương đồng ngữ pháp.

Ta không kể Guy Moréchand vì ông ấy cũng có thể sai và cứ xem như là

ông Lê Chí Thiệp nói đúng, nhưng có một nguyên lý nầy về ngôn ngữ học
áp dụng vào chủng tộc học, là hai dân tộc có ngữ pháp y hệt như nhau,
không cứ là đồng chủng mà cho cả đến việc đồng ngữ pháp và ngữ vựng
với nhau cũng không cứ là đồng chủng, lịch sử nhân loại đã cho nhiều thí
dụ về các dân tộc bỏ ngôn ngữ của mình lấy ngôn ngữ của chủng khác vì áp
lực hoặc vì cảm tình như trường hợp Thái Khorat mà chúng tôi đã dẫn ở
chương Ngôn ngữ.

Nhưng sự thật thì Prozyluski đã lầm, hai ngữ vựng Miêu, Dao và Việt,

Thái không có trùng hợp với nhau như Việt, Thái, còn thanh thì Miêu chỉ có
hai thanh.

Sau 1945, một nhà bác học Nga có đến Quý Châu để nghiên cứu Miêu

Thái. Ông ấy đã xác nhận Guy Moréchand: Prozyluski đã lầm, Thái ngữ và
Miêu ngữ không có liên hệ nhau. Vì sống chung nhau họ có vài danh từ
giống nhau, nhưng đó chỉ là Thái Quý Châu, còn Thái ở các nơi khác thì
không, mà ở Quý Châu cũng chỉ giống nhau có vài chục danh từ mà thôi.

Vậy xin bác bỏ một lần nữa chủng Viêm của giáo sư Kim Định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.