NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 462

Trong bài tựa quyển Hành trình vào dân tộc học của giáo sư Lê Văn

Hảo, giáo sư Nguyễn Bạt Tuỵ lại gọi dân ta là dân Giao viết với Gi, và ông
phân biệt Giao Chợ, tức Việt Nam và Giao Mường, tức người Mường.

Chủ trương của ông Nguyễn Bạt Tuỵ chắc dựa vào tài liệu Tàu như của

ông Lê Chí Thiệp, chỉ có khác là giáo sư họ Nguyễn viết chữ Giao khác
hơn.

Không rõ giáo sư họ Nguyễn lôi kéo ta vào Giao nào. Nhưng dầu sao

cũng không phải vào Dao với chữ D nó tả một chi của Miêu tộc.

Hiện nay người Miêu còn sống dưới chế độ chưa phân công, tức một cá

nhơn vừa làm nông nghiệp vừa chăn nuôi, vừa làm thợ mộc, thợ rèn, v.v.
Như thế là quá kém, kém hơn cả người Thượng ở Cao nguyên, thì cách đây
5.000 năm, họ không thể là thầy của Tàu được.

Mấy trang ngắn trên đây, cho ta biết thật đúng về chủng Miêu để cho

phép ta gán ghép họ với các chủng khác. Tuy sự khác biệt chỉ số sọ của họ
với Trung Hoa chỉ có một đơn vị thì có thể xem họ là một phụ chủng Tàu,
nhưng cơ thể của họ lại chẳng có mang yếu tố Mông Gô Lích nào cả, và cơ
thể Tàu cũng chẳng có mang yếu tố Miêu nào cả.

Ngôn ngữ thì như thế đó, tức không có lấy một tiếng Tàu, một tiếng Việt

nào cả trong Miêu ngữ.

Nghiên cứu của ông G. Moréchand không phải là không được các nghiên

cứu khác xác nhận và đó là những gì mà ta đã phải biết rõ mà có lẽ Mộng
Văn Thông và Chu Cốc Thành cũng đã biết thật rõ.

Như vậy thì không hề có một chủng tên là Viêm gồm Miêu và Việt được.

Ở trang 405 giáo sư Kim Định cho rằng chỉ có một chủng mà ba thời đại

được gọi tên khác nhau: Viêm là tên thái cổ, Miêu là tên thượng cổ, Việt là
tên cổ và tên kim.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.