Mã Lai, mà không cần khoa đó, hay nói cho đúng, làm trước khi đo sọ, và
trước khi tìm được sách đo sọ để khỏi phải tự đo lấy.
Ngoài ra, còn có một phương pháp nữa mà chúng tôi cũng đã theo, như
đã nói, đó là phương pháp mà khoa học đòi hỏi đối với nên văn minh Đông
Sơn: tìm những cái khoen trung gian, nối kết Đông Sơn, Lạc Việt xưa và
Việt Nam nay.
Chúng tôi đã tóm, và sẽ trình kết quả ở chương kế tiếp chương nầy, lấy
tên là “Dấu vết Mã Lai trong xã hội Việt ngày nay”.
Như đã nói, chuyện Đông Sơn là chuyện quá trễ về sau, đối với nguồn
gốc tổ tiên ta mà các sử gia ta lại cứ dừng bước tại đó là sai nguyên tắc làm
việc. Nhưng khi đã dừng bước tại đó thì cũng nên làm việc cho có khoa
học, tức tìm cho được những cái khoen nối kết mà khoa học đòi hỏi.
*
* *
Cho đến năm 1927 mà giới khoa học còn chưa biết Việt, Mã Lai, Cao
Miên và Thái đồng chủng, chớ đừng nói biết họ đồng gốc Mã Lai mà ra. Và
cả cho đến nay, cả những nhà bác học không theo dõi các cuộc nghiên cứu
cũng không biết rằng Cao Miên, Mã Lai và Việt đồng chủng nữa.
Năm 1927, một câu chuyện ngộ nghĩnh xảy ra, làm ngẩn ngơ giới bác
học Âu châu làm việc tại “Đông Dương”.
Số là người ta tìm thấy, dưới hầm sâu 2th20 của trung điện của ngôi đền
Chau Sau Têvoda, thuộc Angkor, một bộ xương của một người đàn bà còn
nguyên. Theo ông Parmentier thì người đàn bà ấy không thể sinh ra trước
thế kỷ 12, vì ngôi đền chỉ cất vào thế kỷ 12 mà thôi. Bà ta cũng không thể là
người Cao Miên bởi người Cao Miên hoả táng, thì không thể còn bộ xương
nguyên được.