NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 505

Còn bảo rằng làng chỉ có từ đời Lý, bắt chước theo Tàu thì không đúng,

vì làng của ta tổ chức không giống của Tàu, trước 1740 hay sau 1740 gì
cũng đều không giống.

Cứ bằng vào tên gọi, chúng tôi thấy rằng làng đã có từ cổ thời. Danh từ

Mã Lai là T’lang, mà T’lang thì tổ chức giống hệt một thái ấp của người
Mường ngày nay, tức đó là một lãnh địa nho nhỏ của một lãnh chúa địa
phương theo chế độ phong kiến mà T’lang với Làng hai danh từ đó quá
giống nhau.

Thái ấp Mường có tên riêng nhưng không có danh từ để chỉ thái ấp.

Nhưng người lãnh chúa lại được gọi là Quan Lang. Ta phải hiểu rằng Quan
Lang là ông Quan cai trị một Lang mà một Lang là một T’lang vậy.

Chữ Quan mới được thêm sau, do ảnh hưởng Trung Hoa, qua trung gian

người Việt Nam, chớ xưa có lẽ là Xà Lang hay gì gì Lang chớ không thể là
Quan được, bởi Quan là tiếng Tàu, Xa, danh từ Mã Lai và Xả, danh từ Thái,
cả hai danh từ đều đồng gốc Mã Lai, chỉ người lãnh chúa địa phương.

Xin nhấn mạnh về điểm nầy mà trí thức Việt Nam không chú ý đến.

Quan Lang chỉ là lối nói tắt mấy tiếng Quan đầu Lang, Quan cai trị một
lang
, chớ không phải là một danh từ kép có nghĩa riêng là một chức vị.
Không bao giờ có danh từ Quan Lang cả đâu.

Mà lối nói tắt đó, chỉ mới có về sau, chớ vào cổ thời, thuở mà ta chưa học

danh từ Quan của Tàu, hẳn Mường và ta đã nói Xà Lang hay gì gì Lang đó.

Trong Việt lý tố nguyên, giáo sư Kim Định cho rằng tên nước Văn Lang

có lẽ là Văn Làng.

Nhưng thuở ấy ảnh hưởng Tàu chưa tới thì không làm sao mà ta có danh

từ Văn được? Vả lại cũng không thấy ai ghép nôm với nho, trong những
việc quan trọng. Dân chúng có ghép, vì dốt chữ nghĩa, chớ tới cấp bực quan
vua thì không còn ghép kỳ dị như vậy nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.